Nơi đồng vốn chính sách được sử dụng hiệu quả

  • Cập nhật: Thứ hai, 20/7/2015 | 2:51:32 PM

YênBái - YBĐT - Chị Sa Thị Thúy Mai - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn tâm sự: “Rất cảm ơn đồng vốn chính sách, nhờ đồng vốn của Chính phủ mà tổ chức Hội đã thu hút được đông đảo hội viên, sinh hoạt Hội cũng sôi nổi hơn, chất lượng hơn. Qua nguồn vốn giúp chị em cải thiện đời sống, nâng cao trình độ; xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái chăm ngoan”.

Lãnh đạo NHCSXH Văn Chấn và cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Khê kiểm tra, đánh giá tình hình vay và sử dụng đồng vốn chính sách.
Lãnh đạo NHCSXH Văn Chấn và cán bộ Hội Phụ nữ xã Đồng Khê kiểm tra, đánh giá tình hình vay và sử dụng đồng vốn chính sách.

Đồng Khê là xã ít có điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt là những thôn vùng sâu, vùng xa, nơi 100% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Khi mà điều kiện kinh tế chưa phát triển, phụ nữ luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất; hoạt động của tổ chức chính trị nói chung và Hội Phụ nữ xã nói riêng cũng rất kém hiệu quả. Giải pháp để xã nghèo vươn lên thì có nhiều, trong đó đưa vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được xem là một trong những giải pháp hiệu quả, thiết thực và nhanh chóng nhất. Nói như đồng chí Chủ tịch Hội Phụ nữ xã thì “Không có đồng vốn chẳng khác nào có ruộng mà không có trâu cày, chẳng có giống mà gieo hạt”.

Ngay sau khi NHCSXH huyện Văn Chấn triển khai các chương trình cho vay ở xã Đồng Khê, hội viên phụ nữ trong xã đã mạnh dạn vay (thông qua Hội Nông dân) để đầu tư cho sản xuất; đặc biệt từ đầu năm 2012 khi Hội Phụ nữ xã chính thức nhận ủy thác từ NHCSXH thì số dư nợ, số hội viên vay vốn ở Đồng Khê tăng mạnh, chất lượng tín dụng cũng nhờ thế mà tốt lên rất nhiều.

Được biết, sau khi nhận ủy thác và được phân chia địa bàn cho vay tại 4 thôn gồm: Thác Vác, Ao Sen, Bản Tạo, Bản Tín với số khách hàng là 170 hộ và số dư nợ gần 2 tỷ đồng, Ban chấp hành Hội phụ nữ xã Đồng Khê đã tổ chức nhiều buổi họp với các chuyên đề như: Vay vốn, sử dụng đồng vốn an toàn, hiệu quả; Quản lý nguồn vốn chặt chẽ… qua đó đưa ra nhiều giải pháp quan trọng như: củng cố các tổ tiết kiệm và vay vốn, lựa chọn những chị em có trách nhiệm cao, có uy tín làm tổ trưởng; tập trung xây dựng các mô hình điểm để cùng nhau học tập, đặc biệt là lồng ghép chương trình vay vốn, sử dụng đồng vốn với các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức cho hội viên như: chăn nuôi và phòng bệnh, điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm; thâm canh lúa, ngô; phòng trừ dịch hại trên cây trồng; kỹ năng xây dựng hạnh phúc gia đình… Cơn “khát” vốn đã được giải tỏa, đặc biệt là được bổ túc thêm nhiều kiến thức quý, hội viên Phụ nữ xã Đồng Khê đã vượt lên chính mình để phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Đồng chí Đỗ Long Thảo - Phó giám đốc NHCSXH Văn Chấn tự hào nói với chúng tôi rằng: “Anh em cán bộ ngân hàng chúng tôi hạnh phúc khi đến Ao Sen thấy thóc ngô bà con chất đống dưới gầm sàn. Bà con bảo, nhờ có vốn vay nên mua được cái máy cày làm đất nhanh, kịp thời vụ, mua được phân nén dúi sâu nên tiết kiệm đầu tư mà hiệu quả rõ nét. Sang Bản Hốc thấy gà lợn đầy chuồng, đời sống bà con khá lên, một phần quan trọng là nhờ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã giúp bà con mua được con giống, làm được chuồng trại kiên cố. Đặc biệt là bộ mặt nông thôn Đồng Khê khởi sắc thêm bởi những ngôi nhà trên cứng, dưới bền; đời sống bà con tiến bộ hơn nhờ những công trình như bể nước, nhà tiêu, nhà tắm hợp vệ sinh…

Đến nay, đã có 206 hộ hội viên Phụ nữ ở xã Đồng Khê vay vốn từ NHCSXH huyện với số tiền 3,7 tỷ đồng; 6 tổ tiết kiệm vay vốn hoạt động đều tay, thạo việc. Nhiều chị em từ cuộc sống khó khăn, nhờ đồng vốn ưu đãi của Chính phủ và sự nỗ lực vươn lên đã cải thiện được cuộc sống như chị Lò Thị Thu Hằng thôn Ao Sen, vay 30 triệu đồng, luôn duy trì đàn lợn từ 50 đến 60 con; chị Vi Thị Huyền thôn Gốc Báng, chồng không may mất sớm đã vay 30 triệu đồng nuôi 3 con bò sinh sản hay như chị Nguyễn Thị Bằng - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm, vay vốn bản Tạo, không chỉ sử dụng đồng vốn hiệu quả mà triển khai tốt chương trình cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường, với 40 công trình đạt chất lượng, hiệu quả, giúp gia đình chị em trong thôn cải thiện cuộc sống.

Còn rất nhiều mô hình như: chăn nuôi, trồng rừng ở các thôn bản vùng sâu vùng xa hay cửa hàng dịch vụ tấp nập, hiệu quả của bà con thuộc khu dân cư số 1, số 2 dọc tuyến quốc lộ 32… cho hiệu quả kinh tế nhờ một phần quan trọng từ đồng vốn chính sách. Đồng Khê đã vươn lên nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Chính phủ và nhờ sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và người dân. Đó là lời khẳng định và niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã.

Lê Phiên

Các tin khác
Xăng giảm giá từ 15h hôm nay, 20/7.

Từ 15h hôm nay (20/7) giá xăng RON 92 sẽ giảm 260 đồng/lít, còn 20.120 đồng/lít.

ảnh minh họa

Giá vàng thế giới giảm đến hơn 20 USD khiến giá kim loại quý trong nước “bốc hơi” đến 400.000 đồng/lượng, xuống dưới mốc 33 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo xã Cảm Nhân kiểm tra cánh đồng thôn Làng Dự đến nay vẫn chưa có nước để làm đất.

YBĐT - Xã Cảm Nhân, huyện Yên Bình (Yên Bái) vốn được coi là địa bàn trọng điểm thâm canh lúa khu vực thượng huyện vùng Đông hồ Thác Bà, với diện tích 183ha vụ xuân và trên 190ha vụ mùa. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, người dân ở địa phương này lại đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sản xuất. Vụ mùa 2015 đã bắt đầu hơn 1 tháng nay, thế nhưng, nông dân Cảm Nhân vẫn thấp thỏm ngóng nước trời...

Thống đốc NHNN vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục