Nhập khẩu tàu cũ để phá dỡ phải có vốn pháp định 50 tỷ đồng
- Cập nhật: Thứ năm, 30/7/2015 | 7:47:33 AM
Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phá dỡ tàu biển có thể sử dụng bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp.
|
Ngày 28/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã ký Thông tư quy định thủ tục cấp Giấy phép các doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2015.
Thông tư quy định, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày cấp.
Doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải có văn bản xác nhận vốn pháp định thối thiểu 50 tỷ đồng. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trực tiếp xác nhận vốn của doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu tại thời điểm xác nhận.
Đối với các doanh nghiệp đang thực hiện phá dỡ tàu biển có thể sử dụng bảo lãnh của ngân hàng làm văn bản xác nhận. Các doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phí, lệ phí theo quy định.
Doanh nghiệp vi phạm các điều kiện quy định, cố ý làm sai lệch thông tin hoặc hoạt động sai mục đích, doanh nghiệp đã phá sản hoặc giải thể, thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ bị thu hồi Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Trước đó, trao đổi về việc nhập tàu cũ để tiến hành tháo dỡ tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, hiện vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định trình tự, thủ tục, đặc biệt về đảm bảo môi trường trong phá dỡ tàu biển.
Trước thực trạng này, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng các Thông tư liên quan về trình tự thủ tục cấp phép cho các cơ sở tham gia nhập khẩu và phá dỡ tàu biển vì đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.
Các văn bản sẽ khẳng định việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất khi cho phép nhập khẩu tàu biển cũ đã qua sử dụng để phá dỡ. Với công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay, cùng với các quy định chặt chẽ sẽ giúp kiểm soát được vấn đề môi trường, đảm bảo an toàn trong việc phá dỡ tàu biển.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cũng cho rằng, nếu chỉ quy định các điều kiện và yêu cầu các doanh nghiệp đáp ứng nhưng chỉ được phá dỡ tàu biển trong nước thì sẽ có rất ít tàu phá dỡ và sẽ không ai đầu tư. Bên cạnh đó, nếu thiếu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước trong việc phá dỡ tàu biển, vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ xảy ra một cách nghiêm trọng.
“Bộ GTVT đề xuất và đã được Chính phủ chấp nhận cho phép nhập tàu biển đã qua sử dụng về để phá dỡ, nhằm tạo nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy sản xuất thép, giải quyết số lượng lớn công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận khá cao”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết.
(Theo VOV)
Các tin khác
YBĐT - Tính đến thời điểm ngày 30/6/2015, toàn tỉnh có 3.972 hộ nông dân làm chè được cấp chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) với diện tích gần 3.000ha, sản lượng thu hái đạt trên 17.000 tấn.
YBĐT - Nhiều ngày qua, nắng nóng kéo dài đã gây ra hạn hán ở nhiều địa phương, trong đó, có huyện Văn Yên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là vụ mùa. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, huyện Văn Yên đang tập trung vật tư, nguồn lực, dồn sức chống hạn với quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho sản xuất nông nghiệp.
YBĐT - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Đảng ủy, chính quyền xã Cảm Ân, huyện Yên Bình đã vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã tích cực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra, nhất là chỉ tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Từ kết quả đó, nhân dân có điều kiện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn.
Bộ Tài chính đang đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạm ứng hoặc cho Nhà nước vay khoảng 30.000 tỷ đồng để huy động nguồn vốn trong năm 2015.