Lời giải bài toán xóa nghèo ở Cát Thịnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/7/2016 | 3:45:57 PM

YBĐT - Xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn đã có nhiều chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trong đó, tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những chân ruộng năng suất kém sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều hộ dân xã Cát Thịnh đã chuyển đổi những chân ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ dân xã Cát Thịnh đã chuyển đổi những chân ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Cát Thịnh là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Những năm qua, các chủ trương của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trong đó, chú trọng đến việc chuyển đổi những chân ruộng trũng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo hình thức chuyên canh đã mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân trong xã.

So với các xã khác trong huyện thì Cát Thịnh là xã nghèo, cả xã có 26 thôn, bản, người dân chủ yếu là sản xuất thuần nông, không ngành nghề phụ nên đời sống người dân, nhất là các thôn vùng cao gặp rất nhiều khó khăn. Để giải bài toán xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân, xã đã có nhiều chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; trong đó, tập trung vận động nhân dân chuyển đổi những chân ruộng năng suất kém sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Sa Quang Huy - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Con cá và con ba ba không phải là chuyện xa lạ với người dân nơi đây, nếu nói về con ba ba xuất hiện ở xã đến nay đã khoảng 20 năm, song việc nuôi nhỏ lẻ manh mún nên hiệu quả không cao nhưng từ khi xã có chủ trương phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh thì hiệu quả đã rõ rệt. Từ chỗ chỉ có vài ba hộ nuôi ba ba ngày trước, đến nay, cả xã đã có đến gần 400 gia đình tham gia nuôi”.

Với đặc điểm miền núi có khí hậu lạnh nên xã có điều kiện thuận lợi nuôi ba ba sinh sản. Con ba ba giống của Cát Thịnh đã có mặt ở nhiều tỉnh phía Bắc, mỗi năm, người dân trong xã xuất bán hàng chục nghìn con ba ba, thu về hàng tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2015, tổng doanh thu cả xã từ ba ba đạt gần 20 tỷ đồng. Tính ra nhà nuôi ít thu về hơn 40 triệu đồng mỗi năm, nhà nuôi nhiều lên đến hơn 700 triệu đồng. Toàn xã có khoảng 50 gia đình có thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm nhờ nuôi ba ba.

Để khuyến khích người dân mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản, coi đây là một trong những hướng đi chính trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân, trên cơ sở hỗ trợ 5 triệu đồng cho 1 ha diện tích chuyển đổi theo chủ trương của huyện Văn Chấn, xã Cát Thịnh đã vận động nhân dân những thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi những chân ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tùy vào địa hình thực tế của gia đình để chuyển đổi mô hình sao cho hiệu quả nhất. Bước đầu đã có 15 hộ mạnh dạn chuyển đổi đã khá thành công.

Gia đình anh Hoàng Văn Nhớ ở thôn Vực Tuần 1 là một trong những hộ chuyển đổi thành công gần 2.000 m2 ruộng kém hiệu quả sang nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao. Anh cho biết: “Do toàn bộ diện tích ruộng gần bờ suối, trũng nên chỉ được vụ xuân là cho thu hoạch, còn vụ mùa nước lớn hầu như bỏ không. Có chủ trương của huyện hỗ trợ chuyển đổi, năm 2011, gia đình tôi mạnh dạn dồn toàn bộ vốn liếng tự có của gia đình, vay thêm 40 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để đắp bờ, làm hệ thống thoát nước và mua cá giống về thả, năm đầu tiên bán cá, gia đình tôi thu 70 triệu đồng”.

Nhận thấy việc nuôi cá đơn giản, năm sau, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi xen canh các loại cá, bình quân như năm 2015 gia đình anh đã thu về 100 triệu đồng. Dự tính năm 2016 này, chắc chắn gia đình anh sẽ thu về khoảng 130 triệu đồng. Sau 5 năm chuyển đổi chuyên canh sang nuôi trồng thủy sản, cuộc sống của gia đình anh đã khá nên trông thấy.

Học và làm theo anh Nhớ cũng đã có nhiều gia đình thoát nghèo và trở nên khá giá như gia đình anh Hà Quyết Thắng ở thôn Vực Tuần 1 cũng bắt đầu chuyển đổi hơn 1.800 m2 ruộng sang nuôi cá từ năm 2014 đã có hiệu quả rõ rệt; hay như gia đình ông Nông Khánh Hòa ở thôn Đồng Mường chuyển đổi gần 1 ha ruộng sang nuôi ba ba; gia đình anh Đinh Công Chuyển ở thôn Ba Khe 2 cũng chuyển đổi 1.200 m2 ruộng kém hiệu quả nuôi cá từ năm 2014, vụ đầu tiên chỉ thu cá rô phi cũng mang lại cho gia đình anh gần 40 triệu đồng... và còn nhiều những gia đình khác đang chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã Cát Thịnh có 14,5 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, giá trị kinh tế mỗi năm đem lại cho xã tới vài chục tỷ đồng, đây quả là nguồn thu không nhỏ đối với xã vùng 3 này. Do vậy, để việc nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, trên cơ sở hỗ trợ của huyện, xã đang vận động nhân dân tiếp tục chuyển đổi những diện tích ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyên canh lâu dài, không làm tràn lan hình thức để tránh việc cung thừa cầu đảm bảo người dân yên tâm chuyên canh phát triển nuôi trồng thủy sản một cách bền vững.

Lê Thanh

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục