Mưa lũ sau bão số 3: Yên Bái tập trung toàn lực

  • Cập nhật: Thứ bảy, 20/8/2016 | 3:30:52 PM

YênBái - YBĐT - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, các khu vực trong tỉnh Yên Bái từ đêm 18/8 đến 21/8 có mưa vừa, có nơi mưa to, gây ngập úng nhiều nơi, thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Lúc 15h, nước sông Hồng dâng, gây ngập Ngã tư Cao Lanh (đầu đường Nguyễn Thái Học)
Lúc 15h, nước sông Hồng dâng, gây ngập Ngã tư Cao Lanh (đầu đường Nguyễn Thái Học)

- Huyện Trấn Yên có 439 ha lúa và 185 ha hoa màu trên địa bàn bị ngập do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3. Diện tích này chủ yếu tập trung ở 9 xã ven sông Hồng. Ngay khi nước rút, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khối nông nghiệp và các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, nhanh chóng đưa hoạt động sản xuất trở lại bình thường (Xem chi tiết).

Người dân thôn 2, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên thăm lúa sau ngập úng do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3.

- Trên tuyến tỉnh lộ 174 nối thị xã Nghĩa Lộ với huyện Trạm Tấu, sau mưa lũ do cơn bão số 3 có 47 điểm bị sạt lở gây ách tắc giao thông cục bộ bởi đất đá, bùn lầy; khối lượng sạt lở đến trên 12 nghìn mét khối. Đến chiều 24/8 vẫn còn 4 xã chưa thông đường. Huyện Trạm Tấu đang khẩn trương khắc phục ách tắc giao thông sau mưa lũ (Xem chi tiết).

- Trước những hậu quả nặng nề do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra tại tỉnh Yên Bái, ngày 22/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến kiểm tra công tác phòng, chống bão lũ và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại tỉnh Yên Bái (>>Xem chi tiết).

- Sau khi nước rút, các gia đình ở Trấn Yên bị ngập đã tiến hành vệ sinh nhà cửa ổn định cuộc sống, đối với các công trình phúc lợi công cộng hư hỏng nhẹ tiến hành tu sửa, những công trình hư hỏng nặng như giao thông, thủy lợi, đường điện thì các ngành chủ quản xây dựng phương án sửa chữa để phục vụ nước tưới tiêu cũng như đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân (>>Xem chi tiết).

- UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Theo báo cáo nhanh của các địa phương đến sáng 21/8, mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra đã gây thiệt hại lớn cho tỉnh Yên Bái, ước tính khoảng 210 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 1.172 ngôi nhà bị thiệt hại; 1.192 ha lúa bị ngập nước (>>Xem chi tiết).

- Cũng trong sáng 21/8, đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giao thông Vận tải và thành phố Yên Bái đã đến động viên người dân và kiểm tra, chỉ đạo các lực lượng hỗ trợ giúp dân thu dọn bùn, rác, khắc phục hậu quả nhanh chóng ổn định cuộc sống (>>Xem chi tiết)

- Đến sáng 21/3, nước sông Hồng đang rút chậm. Người dân khu vực các khu vực bị ngập ở thành phố Yên Bái và các huyện, thị xã trong tỉnh đang tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ (>>Xem chi tiết).

Người dân khu vực đường Thanh Niên tích cực dọn dẹp vệ sinh.

- Trước đó, chiều 20/8, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Văn Phú Chính - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra tại thị xã Nghĩa Lộ. (>>Xem chi tiết)

- 21h30 ngày 20/8, Báo cáo nhanh của UBND tỉnh Yên Bái đã có những số sơ bộ về tình hình thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra. Thống kê cho biết, thiệt hại các công trình thủy lợi, cầu cống, ngầm kè, giao thông, điện, đê ngăn... ở các huyện Văn Chấn, Văn Yên, Trấn Yên, Lục Yên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ lên tới khoảng 101,6 tỷ đồng. (>>Xem chi tiết)

- Theo dự báo mực nước sông Hồng sẽ tiếp tục lên và đạt đỉnh vào chiều tối 20/8, trên mức báo động III gần 1 mét. Vì vậy, luôn việc đảm bảo an toàn cho người dân luôn được thành phố Yên Bái đặt lên hàng đầu, đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của chính quyền và sự chủ động người dân các phường xã. (>>Xem chi tiết).

- Đến 18h ngày 20/8, theo báo cáo nhanh của các địa phương, toàn tỉnh Yên Bái có 2.527 ngôi nhà; 1.233 ha lúa, ngô, hoa mầu bị thiệt hại do mưa lũ (>>Xem chi tiết) 

- Từ sáng đến chiều ngày 20/8, nước sông Hồng lên nhanh gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhân dân. Nước dâng gây ngập nhiều tuyến đường, việc đi lại của người dân khó khăn, nhất là tuyến Yên Bái - Khe Sang đoạn từ thành phố Yên Bái đến thị trấn Cổ Phúc nhiều đoạn ngập sâu làm giao thông chia cắt (>>Xem chi tiết)

- 17 giờ 30, tin tức từ thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn gửi về cho biết: Trong quá trình kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại do mưa lũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khánh yêu cầu yêu cầu UBND thị xã Nghĩa Lộ và UBND huyện Văn Chấn phải có những biện pháp kiên quyết nghiêm cấm những người dân đi vớt củi và đánh bắt cá khi mưa lũ, tránh ảnh hưởng đến tính mạng; thực hiện các giải pháp đồng bộ để đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và tài sản trên địa bàn, nhất là các hộ dân sống ở ven suối. (>>Xem chi tiết)

- 16 giờ 20/8, thông tin của phóng viên Báo Yên Bái từ huyện Trấn Yên cho biết: Huyện đã tổ chức di dời khẩn cấp người và tài sản 240 nhà dân tại các xã do nước sông Hồng dâng cao, gồm : Báo Đáp 10 nhà, Đào Thịnh 2 nhà, Việt Thành 1 nhà, Nga Quán 130 nhà, Minh Quân 15 nhà, Quy Mông 24 nhà, Y Can 13 nhà, Minh Tiến 14 nhà và khoảng 30 nhà ở khu phố 5, thị trấn Cổ Phúc. (>>Xem chi tiết).

- 14 giờ 20/8, thông tin từ Ban Chỉ huy  phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đã có 1.733 nhà bị thiệt hại do sập đổ hoàn toàn, bị lũ cuốn trôi, tốc mái (>>Xem chi tiết).

- Cuối giờ sáng đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đã đi kiểm tra tình hình phòng chống thiên tai tại thành phố Yên Bái để đôn đốc việc di dời dân khỏi vùng nguy hiểm. (>>Xem chi tiết)

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và thành phố Yên Bái huy động mọi lực lượng, thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ".

- Giữa buổi sáng 20/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp khẩn về việc đối phó với tình hình mưa, lũ với các ngành chức năng. Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ký Công điện khẩn số 19/CĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc đối phó với hoàn lưu của cơn bão số 3 (>>Xem chi tiết).

- Theo thông tin của cộng tác viên của Báo Yên Bái, huyện Trạm Tấu là địa phương có thể coi bị thiệt hại nặng nề. Đặc biệt đã có 3 người thương vong; tỉnh lộ 174 thị xã Nghĩa Lộ - Trạm Tấu bị ách tắc do sạt lở đất (>>xem chi tiết). Cũng chịu ảnh hưởng của mưa kéo dài, tuyến đường từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện Mù Cang Chải bị sạt lở nhiều điểm, trong đó đoạn từ đỉnh đèo Khau Phạ đến Ngã Ba Kim bị sạt lở lớn gây ách tắc giao thông từ đêm 19 đến 1h chiều 20/8 (>>Xem chi tiết)

- Huyện Văn Chấn là một địa phương bị ảnh hưởng khá nặng nề, nhất là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn và hệ thống giao thông nông thôn. Đã có hàng trăm hộ phải di dời khỏi vùng nguy hiểm. (>>xem chi tiết).

- Thông tin từ huyện Văn Yên lúc 8 giờ sáng, nước lũ tràn về các ngòi suối làm nhiều diện tích hoa màu và nhà dân bị thiệt hại. (>> xem chi tiết)

- Mưa to kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về làm nước các sông dâng cao. Đặc biệt lũ trên sông Thao liên tục dâng cao, gây ngập úng nhiều địa bàn của huyện Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái (>>xem chi tiết).

- Trước đó, tính đến 6h sáng 20/8, do mưa lớn, tại xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu xảy ra vụ sạt lở đất khiến 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương. Trên địa bàn các huyện Văn Chấn, Văn Yên, thị xã Nghĩa Lộ đã có 303 nhà dân bị sập đổ, hư hỏng, trong đó 262 nhà phải di dời khỏi khu vực nguy hiểm. (>>Xem chi tiết).

Các tin khác
Nông dân xã Vĩnh Kiên vay vốn từ NHCSXH nuôi trâu

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Bình đã thực hiện tốt việc phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên trong quá trình thực hiện nội dung ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Giá xăng được điều chỉnh giảm.

Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.

NHNN hủy phiên đấu thầu vàng miếng ngày 25-4

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (25/4) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Sáng nay (25/4), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh tiến sát mốc 85 triệu đồng/lượng. Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đấu thầu vàng lần thứ hai, giá vàng miếng vẫn có xu hướng tăng không kiểm soát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục