Cây gừng "bén đất" Mù Cang

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/1/2017 | 1:52:31 PM

YBĐT - Năm 2016, xã Lao Chải được huyện Mù Cang Chải chọn thí điểm triển khai trồng gừng liên kết đối tác sản xuất giữa Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện với Công ty TNHH Đầu tư Dragon Việt Nam. Dự án được thực hiện tháng 4/2016 và đến tháng 12/2016 thì được thu hoạch. Nếu như trước đây, mỗi héc - ta ngô chỉ thu được trên 3 tấn ngô hạt và thu được trên 30 triệu đồng thì cây gừng thu nhập gấp 4 đến 5 lần.

Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (bên phải) kiểm tra việc nghiệm thu, đánh giá hiệu quả cây gừng tại xã Lao Chải.
Đồng chí Vũ Tiến Đức - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (bên phải) kiểm tra việc nghiệm thu, đánh giá hiệu quả cây gừng tại xã Lao Chải.

Được Công ty cung ứng giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật từ khi ủ giống, trồng và chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đúng quy trình, gừng thương phẩm cả 14 bản của xã Lao Chải đều có nhóm hộ đăng ký trồng gừng nguyên liệu; trong đó, bản Đề Sủa 2 và Cồ Dề Sang A là 2 bản có số hộ đăng ký trồng nhiều nhất (trên 2 ha/bản); toàn xã trồng được 22,47 ha. Sau 8 tháng, cây gừng đã cho thu hoạch, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân. Theo ông Hảng A Vàng ở bản Lao Chải, năm 2016, gia đình ông trồng trên 6.000 m2 gừng và áp dụng đúng kỹ thuật được phổ biến nên cây gừng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, gia đình ông đã thu được 20 tấn gừng, trừ các chi phí còn lại 100 triệu đồng.

Cũng theo những người dân ở đây, cây gừng hợp đất, khí hậu, trung bình mỗi héc - ta cho thu 25 đến 30 tấn củ, giá thỏa thuận với Công ty là 6.000 đồng/kg, thì đây là cơ hội cho người nông dân thoát nghèo khi những mảnh nương đã dần bạc màu sau nhiều năm canh tác. Qua nghiệm thu, trung bình mỗi gốc đạt từ 2 đến 3 lạng gừng thương phẩm; mỗi héc - ta nếu chăm sóc tốt có thể đạt 30 tấn, thu 180 triệu đồng.

Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên người dân trồng, chăm sóc gừng nên việc áp dụng khoa học, kỹ thuật còn nhiều hạn chế; còn tình trạng gừng thối củ. Ông Giàng A Lử - Chủ tịch UBND xã Lao Chải chia sẻ: “Cây gừng thực sự mang lại thu nhập cao cho người dân. Việc trồng và chăm sóc lại không mất nhiều công như cây lúa. Ông Lử cũng đề nghị năm 2017, Công ty tiếp tục hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân để không còn tình trạng gừng thối củ, mang lại năng suất cao hơn.

Những năm gần đây, huyện Mù Cang Chải luôn tích cực khuyến khích, vận động người dân chuyển đổi diện tích lúa nương kém hiệu quả sang trồng ngô đồi. Tuy nhiên, đất đai xói mòn, bạc màu kém hiệu quả, việc đưa cây gừng vào trồng bước đầu đem hiệu quả kinh tế cao cho người dân, giúp người dân phấn khởi, tin tưởng vào những chủ trương của huyện.

Đồng chí Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải đánh giá, cây gừng mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với cây lúa và cây ngô. Nếu như trước đây, mỗi héc - ta ngô chỉ thu được trên 3 tấn ngô hạt và thu được trên 30 triệu đồng thì cây gừng thu nhập gấp 4 đến 5 lần. Dự kiến, năm 2017, huyện sẽ mở rộng diện tích trồng gừng thêm 3 xã nữa với diện tích 100 ha để tăng thu nhập cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho Mù Cang Chải. Thành công của việc đưa cây gừng vào xã Lao Chải, cũng sẽ là tiền đề quan trọng để huyện đưa cây gừng thành một trong những cây trồng giúp người dân xoá đói giảm nghèo bền vững.

Minh Huyền

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 15/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với các Hiệp hội nước mắm truyền thống trên cả nước lần đầu tiên công bố bộ tiêu chuẩn nước mắm truyền thống Việt Nam.

Ảnh minh hoạ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, theo dự thảo Luật Quản lý nợ công vừa được Bộ Tài chính hoàn thiện.

Những ngày áp tết, lượng khách giao dịch tại các ngân hàng rất đông.

YBĐT -Tại các cây ATM của tất cả các ngân hàng thương mại như: Agribank, BIDV, MB, Tecombank, Vietinbank số người đến rút tiền tăng mạnh so với những ngày thường.

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, nỗi lo thiếu lương thực đã không còn mà giờ người nông dân đã hướng đến nền sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, do sản xuất thiếu quy hoạch, thiếu tính định hướng và không theo tín hiệu của thị trường đã dẫn đến thua thiệt cho người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục