Phơi phới đường xuân

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/1/2017 | 2:21:57 PM

YBĐT - Đường mở ra, nông sản trở thành hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế. Đường về đánh thức các vùng quê và tạo sự đổi thay nhanh chóng, bởi đây là điều kiện quan trọng để hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như: điện, trường, trạm... được tiếp tục đầu tư dễ dàng hơn.

Cách nay chưa xa, ai lên công tác vùng cao Yên Bái, thường bị ám ảnh bởi những con đường vô cùng khổ cực đi vào thôn, bản vùng sâu, vùng xa như các tuyến: từ quốc lộ 32 đi xã Làng Nhì, hay từ trung tâm huyện đi xã Bản Mù của huyện Trạm Tấu; đường vào xã An Lương, Suối Quyền, huyện Văn Chấn; đường đi xã Nậm Khắt, Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải... phải đi bộ nửa ngày, cả ngày đường mới tới nơi.

Ở vùng thấp, cũng mới đây thôi, vùng đất ven hồ Thác Bà chỉ có những con đường mòn lau lách với những nương chè, nương sắn. Thế rồi, đường Hoàng Thi dần hiện ra như dải lụa uốn lượn ven theo hồ, thỏa niềm mơ ước của người dân.

Đi trên con đường sáng nắng bê tông mới, chúng tôi cảm nhận được sức sống mới đang hiện ra trên khắp các vùng quê nơi đây. Đường Hoàng Thi nối thị trấn Yên Bình với thị trấn Thác Bà đi qua các xã: Thịnh Hưng, Đại Minh, Hán Đà như làm bừng dậy một vùng quê vốn quanh năm vất vả trong giao thương, phát triển kinh tế, xã hội.

Ông Nguyễn Hữu Xiêm ở tổ 15, thị trấn Yên Bình kể: “Trước kia, vùng này không có đường giao thông, toàn bộ nơi đây là những đồi chè, rừng cây lâm nghiệp. Vì không có đường vận chuyển, những sản phẩm nông, lâm nghiệp của dân làm ra bị thương lái ép giá nên giá trị kinh tế không cao, khiến dân còn nghèo đói. Nay có đường lớn, cuộc sống của người dân chúng tôi chắc chắn sẽ khá hơn nhiều”.

Vẫn biết, phát triển giao thông nông thôn (GTNT) là phát triển kinh tế, xã hội giữa các vùng miền, song nguồn vốn đầu tư cho giao thông có hạn. Trước thực trạng đó, Yên Bái đã phát huy nội lực, vận động nhân dân làm đường GTNT. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương để huy động nhân dân tham gia cho phù hợp như: nơi có đá thì góp đá, có cát sỏi thì góp bằng cát sỏi, góp ngày công san nền, đánh đất, rồi góp bằng tiền mặt...

Những giải pháp đó, đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và tạo nên một phong trào làm đường GTNT rộng khắp. Những tuyến đường bê tông, đường nhựa đạt tiêu chuẩn đường miền núi ngày một nối dài và vươn đến tất cả các xã, các bản làng vùng cao.

Đường huyện, đường xã và đường thôn, bản đã hoà nhập vào mạng tỉnh lộ, quốc lộ, tạo ra sự liên hoàn trong giao thông. Xe đi, mắt thấy những con đường GTNT không chỉ thuận lợi, mà còn đẹp, còn đông vui. Khi không có đường, mọi sản phẩm hàng hóa do nông dân sản xuất ra chủ yếu là "tự sản, tự tiêu".

Đường mở ra rồi, nông sản trở thành hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế. Đường về đánh thức các vùng quê và tạo sự đổi thay nhanh chóng, bởi đây là điều kiện quan trọng để hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như: điện, trường, trạm... được tiếp tục đầu tư dễ dàng hơn.

Quan trọng hơn, giao thông đi lại thuận tiện, các loại sản phẩm từ bàn tay lao động cần cù của người Thái, Mông, Tày, Dao... đã trở thành hàng hóa, đem lại cuộc sống no ấm hơn cho bà con. Máy cày, máy bừa cùng với mô tô, xe máy… đã trở thành phương tiện hữu dụng của nhiều gia đình ở vùng cao, góp phần giảm bớt khó khăn; đồng thời, tăng năng suất, hiệu quả lao động.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông dần hoàn thiện, còn là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư phương tiện vận tải vận chuyển hành khách, nối miền ngược với miền xuôi, vùng cao với vùng thấp, cùng nhau phát triển.

Sức xuân lan tỏa từ những con đường trên khắp miền quê núi Yên Bái, thắp sáng niềm tin và hy vọng cho một năm mới thành công.

Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục