Công ty TNHH Một thành viên Nghĩa Văn: Vận hành hiệu quả các công trình thủy lợi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/3/2017 | 1:48:40 PM

YBĐT -  Công ty TNHH Một thành viên Nghĩa Văn (gọi tắt là Công ty Nghĩa Văn) hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ của các địa phương: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, kiểm tra hệ thống kênh mương ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Chấn, kiểm tra hệ thống kênh mương ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

Xác định công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, thủy điện nhỏ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp tăng năng suất, sản lượng cây trồng, góp phần cải thiện môi trường sinh thái; hàng năm, Công ty đã bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ của các địa phương, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá từng công trình nhằm phân chia nguồn nước gắn với việc duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nạo vét hệ thống công trình thủy lợi, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp từng địa phương; xây dựng biện pháp phòng chống hạn, lũ lụt, nhất là trong những tháng mùa khô nắng nóng kéo dài, sẵn sàng ứng phó kịp thời nếu hạn hán xảy ra, với quyết tâm 100% diện tích cho lúa và nuôi trồng thủy sản đảm bảo nguồn nước theo hợp đồng đã ký kết.

Hiện nay, Công ty đang vận hành, quản lý 1.750 công trình thủy lợi với tổng diện tích tưới tiêu các đợt trong năm là 20.931 ha. Trong đó, huyện Văn Chấn trên 11.029 ha, Mù Cang Chải 4.773,3 ha, Trạm Tấu trên 2.909 ha và thị xã Nghĩa Lộ trên 2.291 ha. Ngoài ra, Công ty còn vận hành khai thác 4 trạm thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 764KW/h thuộc địa bàn huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ.

Để đảm bảo nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp, hàng năm, Công ty Nghĩa Văn đã đầu tư sửa chữa các công trình đập đầu mối, kênh mương khai thác sử dụng nhiều năm đã bị xuống cấp với kinh phí cấp bù từ thủy lợi phí. Nhiều công trình sửa chữa lên tới cả trăm triệu đồng như: đập bản Mười, xã Sơn Lương; đập Nà Niên, bản Đồn, xã Gia Hội; đập Phai Mường, thôn Bản Tạo, xã Đồng Khê… huyện Văn Chấn, nạo vét kênh thủy điện 19/5, phường Pú Trạng; kênh mương Ao Sen, phường Tân An; kênh mương Năng Phai, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ…

Ông Phạm Minh Quang - Giám đốc Công ty Nghĩa Văn cho biết: Công ty đang quản lý vận hành các công trình thủy lợi trên một địa bàn rộng, địa hình phức tạp với 60% kênh xây và 40% kênh đất; đa phần các tuyến kênh này chạy theo sườn đồi nên hệ số thấm nước lớn. Vào mùa mưa, đặc biệt ở các xã vùng cao, lượng đất, đá trên đồi sạt lở, bồi lấp và vỡ nhiều tuyến kênh nên việc sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn do địa hình núi cao hiểm trở.

Năm 2016, Công ty được bàn giao thêm 17 ban thủy nông của huyện Văn Chấn và các công trình thủy lợi của 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Qua kiểm tra thực tế các công trình cho thấy, đa phần là phai tạm, tưới cho diện tích nhỏ lẻ, nhiều công trình do ảnh hưởng cơn bão số 3 năm 2016 bị hư hỏng nặng cần có kinh phí sửa chữa.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của Công ty là thiếu trang thiết bị, máy móc, kinh phí duy tu sửa chữa hàng năm thấp… Song, chúng tôi vẫn luôn bám sát các địa phương, kịp thời có các biện pháp cung ứng nước tưới  phục cho sản xuất của nhân dân - ông Phạm Minh Quang cho biết.

Đối với các công trình thủy lợi của các huyện, thị phía Tây của tỉnh, nhiều năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, nhiều công trình trọng điểm được lồng ghép cùng Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình Giảm nghèo… Tỉnh đã thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, do vậy, các công trình thủy lợi cơ bản đã đáp ứng được việc cung cấp nước tưới cho 2 vụ/năm.

Tuy nhiên, việc khai thác vận hành các công trình này đang gặp phải nhiều khó khăn bởi nhiều công trình đã trên 20 năm sử dụng bị xuống cấp nghiêm trọng. Riêng cơn bão số 3 năm 2016, đã làm hư hỏng các công trình thủy lợi của các huyện, thị phía Tây và gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư cho các công trình thủy lợi hàng năm thấp. Nhiều công trình đầu tư chắp vá, chất lượng không cao, nên sau khi đưa vào sử dụng vài năm đã xuống cấp phải sửa chữa, dẫn tới việc khai thác nguồn nước kém hiệu quả. Cùng với đó, hệ thống kênh đất đi qua các vùng đất yếu như cao lanh, cát chảy… nên thường bị sạt mái, bồi lấp dòng kênh gây thất thoát nguồn nước khá lớn.

Nhiều trạm bơm xây dựng cách đây vài chục năm đã lạc hậu, hiệu quả bơm tưới rất kém. Đặc biệt là hệ thống kênh dẫn nước của các trạm thủy điện như: Nậm Tăng, Nậm Kim, Nậm Có và Búng Sủm… bị ảnh hưởng do nhiều cơn bão tác động, nên có những công trình phải sửa chữa 2 đến 3 tháng mới vận hành lại được, nhưng sản lượng điện vẫn không đạt so với kế hoạch và ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, vận hành thủy điện.

Năm 2017, Công ty Nghĩa Văn phấn đấu đảm bảo nước tưới cho 100% diện tích lúa và nuôi trồng thủy sản; sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi. Công tác vận hành đảm bảo theo 3 nội dung cơ bản: quản lý công trình, quản lý nước, quản lý kinh doanh theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật theo phương thức quản lý công nghiệp… Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh tạo đà thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển.

Thái Hưng

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục