Cần quy định rõ trách nhiệm của chủ rừng

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/3/2017 | 2:19:33 PM

Ngày 22/3, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Hội Chủ rừng Việt Nam (Vifora) đồng chủ trì tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi) nhằm khuyến khích người dân tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo tại Việt Nam.

Hình ảnh tại Hội thảo.
Hình ảnh tại Hội thảo.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đang soạn thảo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa đổi). Dự thảo Luật đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp và tới nay đã có bản dự thảo lần 5. Tuy nhiên, trong các bản dự thảo này, vai trò cũng như trách nhiệm và sự tham gia của các chủ rừng vào việc xây dựng, thực hiện Luật còn nhiều hạn chế.

Theo đại diện Vifora, trong tháng 2/2017, Vifora đã kết hợp cùng Tổng cục Lâm nghiệp và Tổ chức ActionAid thực hiện 15 cuộc khảo sát cộng đồng tại 5 tỉnh Cao Bằng, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Trà Vinh và Bạc Liêu. Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng chuyển nhượng rừng và đất rừng đang diễn ra khá phổ biển, nhất là đối với những khu vực trồng rừng có hiệu quả cao hoặc được sử dụng một phần đất rừng để sản xuất nông nghiệp, thủy sản, du lịch.

Do đó khái niệm “chủ rừng” đôi khi không chính xác bởi người có quyền quyết định trồng, khai thác và mua bán rừng là người thuê đất của các chủ rừng khác, chứ không phải là chủ sở hữu đất rừng. Theo dự thảo Luật, họ không được xem là chủ rừng.

Chính vì vậy, hiện còn nhiều ý kiến về những quy định chưa phù hợp cũng như những điểm trống về quyền, nghĩa vụ của chủ rừng trong dự thảo Luật này.

Nhiều ý kiến chuyên gia và các cán bộ địa phương, chủ rừng kiến nghị, cần bổ sung quy định “mọi khu rừng trong diện tích quy hoạch đều được giao cho một chủ rừng cụ thể quản lý” và bỏ quy định “cùng phong tục, tập quán” trong khái niệm thuật ngữ về chủ rừng là cộng đồng. Cùng với đó, đề nghị có quy định về quyền được hưởng lợi từ rừng đối với người dân sống gần rừng. Vì hiện nay, người dân sống gần rừng vẫn tiếp cận với tài nguyên rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng nhưng không theo quy định nào của Nhà nước hay cộng đồng địa phương.

Tại hội thảo này, ông Hứa Đức Nhị, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Vifora cho biết, hiện nay đa số các chủ rừng đều đề nghị tăng thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm xâm lấn rừng và đất rừng. Đồng thời, cần có các quy định cơ bản về quy chế quản lý các loại rừng được đưa trực tiếp vào Luật để chủ rừng có thể thực hiện ngay mà không cần đi xin những giấy phép sau này.

Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ hơn một số quyền và nghĩa vụ của chủ rừng bởi vẫn còn tồn tại một số văn bản dưới luật gây khó khăn, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số, thanh niên và phụ nữ. Do đó, việc góp ý sửa đổi Luật là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Luật trong thực tiễn, cũng như thúc đẩy minh bạch và công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý rừng tại địa phương.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục