Trấn Yên nỗ lực xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/3/2017 | 8:10:54 AM

YBĐT - Cái được lớn nhất trong xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên những năm qua không chỉ là có 6 xã đạt chuẩn mà là người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất.

Đến nay, 100% tuyến đường đến trung tâm các xã của huyện Trấn Yên đã được cứng hóa và 330 km đường thôn, bản được bê tông hóa.
Đến nay, 100% tuyến đường đến trung tâm các xã của huyện Trấn Yên đã được cứng hóa và 330 km đường thôn, bản được bê tông hóa.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và qua 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Trấn Yên đã có bước phát triển tích cực.

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được quan tâm đầu tư đáp ứng cho phát triển, hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, diện mạo nông thôn thay đổi khá toàn diện, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm rõ rệt.

Cái được lớn nhất trong XDNTM ở Trấn Yên những năm qua không chỉ là có 6 xã đạt chuẩn NTM, 6 xã đạt từ 10 đến 15 tiêu chí; 9 xã đạt từ 7 đến 9 tiêu chí hay là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về phong trào XDNTM mà là người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường.

Trấn Yên đã hình thành rõ nét một số vùng sản xuất tập trung như vùng tre măng Bát độ gần 2.000 ha, vùng quế trên 12.000 ha, chè chất lượng cao trên 500 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm trên 250 ha và bước đầu hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi tại các xã phía Tây của huyện.

Trong chăn nuôi, đã từng bước chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa, phát triển được các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Hình thức sản xuất được đổi mới, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và liên kết trong sản xuất.

Cùng với đó là kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, nhiều công trình quan trọng được xây dựng khang trang đáp ứng cho phát triển.

Đến nay, đã có 100% các tuyến đường đến trung tâm xã được cứng hóa, 330 km đường liên thôn, bản được mở mới và cứng hóa; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; 70% kênh mương được kiên cố hóa; các công trình thủy lợi, hồ đập, hệ thống đê bao được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Những kết quả đó, đã làm cho diện mạo nông thôn thay đổi khá toàn diện, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,58%; cảnh quan môi trường ở khu vực nông thôn được quan tâm.

Phát huy kết quả đã đạt được, Trấn Yên phấn đấu đến năm 2020 trở thành huyện NTM. Mục tiêu giải quyết cơ bản các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó, mục tiêu cốt lõi là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; gắn XDNTM với việc thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Để về đích đúng hẹn, huyện xây dựng kế hoạch, lộ trình hợp lý, bước đi vững chắc, phù hợp với điều kiện của huyện.

Quan điểm của huyện là đẩy nhanh hơn tiến độ hoàn thành các tiêu chí, nhưng phải đảm bảo khách quan, dựa vào cơ chế thị trường và các chủ trương chính sách của Đảng; đồng thời, phát huy nội lực của người dân và điều kiện địa phương; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, lựa chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao nhất; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đối với 6 xã đã đạt chuẩn NTM.

Ngay trong năm 2017, có 4 xã đạt chuẩn NTM là Hưng Khánh, Vân Hội, Hưng Thịnh, Minh Quân; năm 2018, phấn đấu 4 xã gồm Minh Tiến, Việt Cường, Quy Mông, Cường Thịnh; năm 2019, phấn đấu 4 xã Hòa Cuông, Y Can, Hồng Ca, Minh Quán đạt chuẩn NTM; năm 2020, phấn đấu 3 xã đạt chuẩn NTM là Việt Hồng, Lương Thịnh, Kiên Thành và huyện Trấn Yên đạt chuẩn NTM vào năm 2020. Huyện thực hiện có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, gắn các cơ sở sản xuất với vùng nguyên liệu; tạo mối liên kết bền vững giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao giá trị của các sản phẩm hàng hóa nông, lâm sản; tiếp tục đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng, hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh tập trung và các sản phẩm chủ lực như: trồng dâu - nuôi tằm; trồng tre Bát độ; sản xuất, chế biến chè; vùng nguyên liệu quế; trồng và chế biến gỗ rừng trồng; trồng cây ăn quả có múi; sản xuất rau an toàn; tiếp tục khuyến khích xây dựng các cơ sở chăn nuôi tập trung; cải tiến quy trình canh tác, cơ giới hóa để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục