Khẩn trương xử lý các dự án thua lỗ của ngành công thương

  • Cập nhật: Thứ bảy, 22/4/2017 | 8:15:14 AM

Sáng 21-4, tại Trụ sở Chính phủ, Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng có buổi làm việc với các bộ, ngành, cơ quan (BNCQ) liên quan về việc kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp thuộc ngành Công thương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc

 Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ Chính trị, Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công thương.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phải khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao để báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội về hướng xử lý các dự án này. Dư luận cũng đang hết sức quan tâm về xử lý các dự án này. Cho ý kiến về 15 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành của các BNCQ để xử lý các dự án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm đánh giá, đây là những nhiệm vụ nặng nề, quá trình thực hiện, các BNCQ đã nỗ lực thực hiện.

Tuy nhiên, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao, các BNCQ phải thực hiện nghiêm. Tổ Công tác chỉ ghi nhận các đề nghị chứ không có thẩm quyền gia hạn thời hạn hoàn thành các nhiệm vụ này. Thực tế giải quyết nhiệm vụ phát sinh nhiều vấn đề khó, phức tạp như trong số các dự án trên thì 6 dự án đều ký hợp đồng EPC, trong khi đó, các đơn vị trong nước chưa thực hiện hết nhiệm vụ trong hợp đồng EPC.

Quá trình thực hiện hợp đồng EPC lại điều chỉnh tổng mức đầu tư từng giai đoạn; quy trình thực hiện không chặt chẽ, không đúng thủ tục, dẫn đến không thể thực hiện quyết toán. Có dự án “âm” cả vốn sở hữu, lỗ lũy kế lớn hơn cả vốn sở hữu nhiều, chưa nói phải cộng cả nợ phải trả.

Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm tạo thuận lợi về cơ chế, chính sách như bảo hộ trong nước tạo thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm, xử lý thuế… tạo điều kiện cho các nhà máy hoạt động trở lại. Trường hợp không thể đưa vào hoạt động trở lại thì phải có phương án; thậm chí có dự án phải đặt ra phá sản, bán…

Tuy nhiên, dù thực hiện phương án nào thì trước hết phải hoàn thành quyết toán, mà quyết toán có kiểm toán chứ không phải tự hoàn thành. Chúng ta cũng phải đánh giá tổng thể dự án về công nghệ, tài chính, quản trị…của các dự án này. Tổ Công tác đề nghị Bộ Công thương phải thường xuyên bám sát, đôn đốc chỉ đạo các dự án này.

Văn phòng Chính phủ luôn phối hợp chặt chẽ với các các BNCQ để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, yêu cầu các BNCP quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã được giao. Nếu không thực hiện được thì gây khó khăn cho các tập đoàn, tổng công ty.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục