Hướng đi mới ở La Pán Tẩn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/4/2017 | 6:33:13 AM

YBĐT - Thông qua các chương trình dự án của Chính phủ và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bà con người Mông xã La Pán Tẩn thâm canh, tăng vụ lúa nước.
Bà con người Mông xã La Pán Tẩn thâm canh, tăng vụ lúa nước.

Cụ thể, xã đã thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng và chuyên canh. Trong sản xuất nông nghiệp, xã đã tuyên truyền, vận động nhân dân đưa các loại giống mới có năng suất cao vào gieo trồng thay thế các giống địa phương. Nhờ đó, năng suất cây trồng năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Xã cũng triển khai và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo.

Bằng nguồn vốn của các chương trình, dự án như: Chương trình 135, Dự án Giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới..., La Pán Tẩn đã hỗ trợ hộ nghèo mua máy cày, bừa, máy xay xát, téc đựng nước và giống vật nuôi, cây trồng. Đồng thời, nâng cấp và kiên cố hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã như thủy lợi Hảng Nủ Lâu, Lù Pàng Mang, Hảng Cáng Dơ... với tổng trị giá đầu tư gần 3,2 tỷ đồng để có đủ nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là đảm bảo nước tưới cho diện tích ruộng bậc thang của xã.

Bên cạnh đó, xã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức mở nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật thâm canh, tăng vụ; hướng dẫn cách chăm bón cây trồng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho nhân dân.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống xã hội, Đảng ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển rừng kinh tế. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu để nhân dân làm theo. Đặc biệt là đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Những việc làm đó đã tạo thành phong trào thi đua yêu nước sôi nổi tại địa phương”.

Về lĩnh vực chăn nuôi, xã đã vận động nhân dân tích cực trồng cỏ, dự trữ rơm, rạ để làm thức ăn cho gia súc, đồng thời, luôn chủ động phòng tránh các dịch bệnh bằng cách tiêm phòng, xây dựng chuồng trại kiên cố, kín đáo và thường xuyên tẩy rửa chuồng trại bằng xà phòng. Cách làm này đã giúp cho đàn gia súc, gia cầm của xã phát triển ổn định. Hiện tại, đàn gia súc chính của xã đạt gần 5.000 con, đàn gia cầm trên 10.900 con.

Những năm gần đây, nhân dân luôn tích cực sản xuất vụ đông xuân và đưa các loại cây trồng mới vào sản xuất như: cải dầu, lúa mì, a-ti-sô... bước đầu, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Riêng vụ đông xuân năm 2016 - 2017, ngoài 75 ha lúa nước, nhân dân trên địa bàn xã đã gieo trồng được trên 71 ha cải dầu, 8 ha lúa mì và 1 ha cây a-ti-sô...

Đây là những loại cây trồng mới, đã được trồng thử nghiệm từ năm 2015 và đã cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của địa phương.

Với 1 ha cây a-ti-sô được trồng thử nghiệm, sau khi thu hái về nấu cao bán ra thị trường, đã thu về trên 70 triệu đồng. Nếu so với cây lúa, cây ngô thì giá trị kinh tế của cây a-ti-sô đạt cao hơn gấp nhiều lần.

Là người đầu tiên tham gia trồng thử nghiệm cây a-ti-sô, ông Giàng Chứ Ly ở bản La Pán Tẩn phấn khởi cho hay: “Tôi thấy a-ti-sô là loại cây trồng mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây và có giá trị kinh tế cao, có thể nhân rộng diện tích để giúp bà con đồng bào  tăng thêm thu nhập”.

Nằm trong vùng Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải, có tiềm năng du lịch cộng đồng, thời gian qua, xã La Pán Tẩn đã vận động các hộ dân có điều kiện tu sửa nhà cửa làm du lịch để vừa tạo điều kiện về nơi ăn, chỗ ở cho khách đến tham quan, du lịch. Đây cũng là cách tăng thêm thu nhập cho những gia đình làm du lịch.

Hiện nay, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng như hộ ông Hảng A Dò với mô hình du lịch homstay (phục vụ ăn, nghỉ tại gia đình); gia đình ông Hảng A Chai với mô hình sưu tầm, lưu giữ, trưng bày các vật dụng sinh hoạt truyền thống của đồng bào Mông để thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, đời sống của đồng bào nơi đây.

Ông Hảng A Chai ở bản La Pán Tẩn cho biết: “Tôi đã sưu tầm được một số vật dụng sinh hoạt trong gia đình của người Mông về trưng bày; khi giới thiệu, khách du lịch rất thích. Hiện nay, mô hình này đã trở thành điểm thú vị thu hút khách tham quan, đặc biệt là những vị khách muốn tìm hiểu về phong tục, tập quán của đồng bào Mông”...

Với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị và nhân dân, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 13 triệu đồng/người/năm. Đời sống nhân dân trong xã từng bước được nâng lên; nhiều hộ thoát nghèo trở thành khá giả.

Chí Sinh

Các tin khác
Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Các đại biểu dự Hội thảo tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Sáng 23/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến về giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.

Số lượng vàng trúng thầu khoảng 20% khối lượng Ngân hàng Nhà nước mang ra đấu giá.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kết quả đấu thầu vàng miếng ngày 23/4 với 2 thành viên trúng thầu 34 lô, tương đương 3.400 lượng vàng SJC...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục