Lợn hơi tụt giá: Cần có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/4/2017 | 4:21:23 PM

YBĐT - Việc hỗ trợ, giải cứu ngành chăn nuôi đòi hỏi phải làm cấp bách, ít nhất là những giải pháp tình thế từ cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng mới mong phần nào giúp người chăn nuôi qua được giai đoạn khốn khó này.

>> Giá lợn hơi giảm sâu và kéo dài: Người chăn nuôi “kêu cứu”

Gia đình bà Đào Thị Mai ở thôn 13, xã Báo Đáp, Trấn Yên phát triển trại chăn nuôi lợn này từ năm 2010. Gần 7 năm qua, vừa nuôi giống để tự nhân đàn, vừa nuôi thịt, gia đình bà Mai có thể xuất chuồng mỗi lứa hàng chục đầu lợn, tổng đàn lợn của gia đình thường có tới trăm con. Việc chăn nuôi lợn đông đàn đã mang lại nguồn thu đáng kể cho gia đình và đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Nhưng trong tình trạng giá lợn hơi đang tụt thê thảm từ trước tết Nguyên đán đến nay, việc đảm bảo nguồn thức ăn để duy trì đàn lợn đã trở thành áp lực lớn đối với gia đình bà Mai.

Đảm bảo nguồn thức ăn khi nuôi đàn là vấn đề đặt ra cho các chủ trại nuôi lợn.

Tương tự, một trang trại lợn khá quy mô ở thôn 2, xã Báo Đáp được hình thành trên cơ sở khuyến khích chăn nuôi theo hướng hàng hóa và được nhận 30 triệu đồng theo chính sách hỗ trợ chăn nuôi của huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Mạnh Hà Sơn ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái về đây gây dựng cơ sở chăn nuôi này với không ít niềm tin. Nhưng nay sau hơn một năm, chuyện nuôi lợn không như mong đợi vì giá lợn hơi cứ giảm dần.

Đợt đầu tiên xuất chuồng 31 con có chút lãi, đợt 2 xuất 100 con giá tụt xuống 35 ngàn đồng/kg, lỗ khoảng 500 ngàn một con. Nhìn đàn lợn còn tới 31 con từ 1 tạ trở lên, 20 con trọng lượng trung bình 60 đến 80 kg cùng  chục con 20 kg và 25 lợn nái nằm đó, ông Sơn không khỏi bất an. Giờ đây giá lợn hơi trên thị trường chỉ còn 20 đến 22 ngàn đồng một kg, thậm chí 18 ngàn đồng thì người nuôi chắc chắn lỗ lớn.

 

Huyện Trấn Yên có tổng đàn lợn khoảng 25 ngàn con.

Tính đến ngày 1/4/2017, trên địa bàn huyện Trấn Yên có gần 800 cơ sở, hộ chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 30 con trở lên với tổng đàn khoảng 25 ngàn con - đây là một con số không nhỏ khiến hộ nuôi như đang ngồi trên chảo lửa.

Lãnh đạo huyện Trấn Yên cho biết, trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện không nhất thiết áp đặt các chỉ tiêu tăng đàn lợn, chỉ hỗ trợ làm chuồng trại, đồng thời khuyến khích người dân khép kín chăn nuôi theo chuỗi sản phẩm lợn thịt an toàn.

Thực tế, đây cũng không còn là câu chuyện riêng của Trấn Yên mà là chuyện của cả tỉnh, cả nước trong suốt thời gian này. Việc hỗ trợ, giải cứu ngành chăn nuôi đòi hỏi phải làm cấp bách, ít nhất là những giải pháp tình thế từ cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng mới mong phần nào giúp người chăn nuôi qua được giai đoạn khốn khó này.

Quang Tuấn

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục