Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đến với người nghèo

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/5/2017 | 7:55:23 AM

YBĐT - Từ hoạt động tín dụng ưu đãi, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ đã góp phần cải thiện đời sống cho trên 2.000 hộ và có trên 2.500 hộ thoát nghèo bền vững.

Cán bộ Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ, trao đổi với các tổ chức, đoàn thể xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ về chương trình vay vốn.
Cán bộ Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ, trao đổi với các tổ chức, đoàn thể xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ về chương trình vay vốn.

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ (viết tắt là Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ) luôn bám sát định hướng của ngân hàng cấp trên và chính quyền địa phương để tạo điều kiện cho các đối tượng vay vốn kịp thời, đúng đối tượng.

Thành lập từ năm 2003, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ đã nhanh chóng ổn định tổ chức sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn với 2 chương trình tín dụng là hộ nghèo và giải quyết việc làm với số dư nợ trên 8,3 tỷ đồng. Sau 14 năm hoạt động, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ đang triển khai thực hiện 10 chương trình tín dụng với quy mô ngày càng mở rộng về khối lượng và đối tượng phục vụ.

Đã có 141 hộ được vay từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo, dư nợ trên 4,1 tỷ đồng; 127 hộ vay chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, dư nợ trên 2,5 tỷ đồng; 218 hộ vay chương trình giải quyết việc làm, dư nợ trên 5,7 tỷ đồng; 782 hộ vay chương trình cho hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, dư nợ trên 21 tỷ đồng; 346 hộ vay chương trình cho vay hộ cận nghèo, dư nợ trên 11 tỷ đồng…

Đến hết tháng 4 năm 2017, tổng dư nợ của Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ đạt trên 100 tỷ đồng với 3.300 hộ vay vốn. Trong đó, Hội Nông dân dư nợ trên 35 tỷ đồng, với 1.151 khách hàng; Hội Phụ nữ dư nợ trên 45 tỷ đồng, với 1.455 khách hàng; Hội Cựu chiến binh dư nợ trên 17 tỷ đồng, với 599 khách hàng; Đoàn Thanh niên dư nợ trên 2,4 tỷ đồng, với 89 khách hàng. Chất lượng tín dụng luôn đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,14% tổng dư nợ.

Từ hoạt động tín dụng ưu đãi, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ đã góp phần cải thiện đời sống cho trên 2.000 hộ và có trên 2.500 hộ thoát nghèo bền vững. Vốn tín dụng đã tác động tích cực đến vùng nông thôn nghèo, đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn.

Để góp phần làm chuyển biến nhận thức, cách làm ăn của người dân, vốn vay còn được lồng ghép với công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, chuyển giao khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, tăng thu nhập cho hộ nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Không chỉ mở rộng khối lượng và đối tượng phục vụ, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ còn đổi mới quy trình, thủ tục và phương thức cho vay được ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội; từ đó, giúp đồng vốn đến với người nghèo một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được chi phí giao dịch.

Đồng thời, tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình tín dụng với các chương trình khác, góp phần để hộ nghèo mua được hàng nghìn con trâu, bò sinh sản, cày kéo, cùng hàng chục ngàn con lợn, hàng vạn gia cầm các loại. Ngoài ra, nhân dân còn đầu tư trồng mới, cải tạo hàng trăm ha lúa, hoa màu các loại và làm thay đổi tập quán canh tác từ 2 vụ lên 3 vụ/năm, góp phần nâng giá trị kinh tế đất ruộng của thị xã đạt trên 120 triệu đồng/ha/năm.

Để tiếp tục khẳng định hiệu quả, phương thức tín dụng xóa đói giảm nghèo, thời gian tới, Phòng Giao dịch Nghĩa Lộ thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 852/QĐ-TTg của Chính phủ về Chiến lược phát triển ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011-2020. Trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp trọng tâm, chiến lược lâu dài về hoàn thiện mô hình quản lý liên kết giữa ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn.

Bên cạnh đó, coi trọng hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước để mọi người dân hiểu đúng, làm đúng các quy định về chính sách tín dụng ưu đãi, để đồng vốn của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, bảo đảm an toàn và mang lại hiệu quả cao, góp phần đắc lực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động và các chính sách an sinh xã hội.

Thái Hưng

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục