Đổi thay ở Phình Hồ

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/5/2017 | 10:52:03 AM

YBĐT - Trở lại Phình Hồ, huyện Trạm Tấu trong những ngày tháng 5, tôi thật sự ấn tượng về sự đổi thay ở xã vùng cao này, đó là trục đường chính đi từ quốc lộ 32 về trung tâm xã được mở rộng, tạo sự thuận lợi trong đi lại, giao thương của người dân.

Một góc trung tâm xã Phình Hồ.
Một góc trung tâm xã Phình Hồ.

Trụ sở xã, trường học, trạm y tế xã... đều được xây dựng khang trang; nhà ở của người dân được lợp bằng tấm lợp phi prô xi măng sáng trắng. Nhà nhà đều treo cờ Tổ quốc tung bay phất phới, tạo nên bức tranh mới ở Phình Hồ.

Nằm cách trung tâm huyện lỵ Trạm Tấu khoảng 60 km, Phình Hồ có 4 thôn, gần 300 hộ, trên 1.670 nhân khẩu và gần 100% là đồng bào Mông. Hơn chục năm trước, ở Phình Hồ đường đi còn khó khăn lắm. Người dân đi chợ, ra đồng, lên nương chỉ đi bằng những con đường mòn rộng chưa đầy mét xuyên qua núi cao, vực thẳm điệp trùng.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư thông qua các chương trình, dự án: Chương trình 135, 134, 30a, Dự án Giảm nghèo… xã Phình Hồ đã kiên cố hóa được 10 km trục đường chính từ quốc lộ 32 về trung tâm xã; mở mới nhiều tuyến đường liên thôn, liên bản tạo thuận lợi cho học sinh đến trường học; giúp người dân chở nông sản, giao thương thuận tiện hơn.

Cùng với đó, trường học, trạm y tế cũng được xây dựng khang trang; các thôn, bản đều có lớp học cho con em đồng bào Mông học tập; đêm về, tại trung tâm xã đã có điện thắp sáng...

Ông Sùng A Rua - Chủ tịch UBND xã Phình Hồ cho biết: “Để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy nội lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực xây dựng nếp sống văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.

Trên tinh thần đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thôn, bản luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, xã đã đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thực hiện tốt công tác chính sách dân tộc và các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo.

Là xã có diện tích đất tự nhiên rộng 3.000 ha, Phình Hồ đã định hướng cho nhân dân phát huy lợi thế, tích cực sản xuất nông, lâm nghiệp và coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế.

Thực hiện chủ trương của xã, nhân dân đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hăng hái lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) áp dụng vào sản xuất. Ngoài gieo cấy lúa mùa, đồng bào Mông đã gieo cấy thành công vụ lúa xuân và ngô vụ hè thu.

Cùng đó, bà con còn tích cực chăm sóc, phát triển, thu hái chè Shan tuyết, trong đó, có nhiều diện tích chè đã hàng trăm năm tuổi.

Nhờ đó, nhiều hộ dân không những vươn lên thoát khỏi đói nghèo mà còn làm giàu chính đáng như gia đình ông Đặng Xuân Tú ở thôn Phình Hồ, bà Chang Thị Dúa ở thôn Tà Chử chuyên sản xuất chè; ông Sùng Xà Di ở thôn Chí Lư, bà Giàng Thị Dở, ông Giàng Dua Ký, thôn Phình Hồ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; ông Giàng Sấu Ký thôn Suối Xuân, ông Sùng Nủ Ninh ở thôn Chí Lư làm giàu bằng tích cực thâm canh, tăng vụ cây ngô, lúa nước… 

Để tạo phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, xã khuyến khích các hộ có điều kiện hơn tham gia chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ cây, con giống cho những hộ còn khó khăn cùng vươn lên trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Đồng thời, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức mở lớp tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất nông lâm nghiệp, chế biến, bảo quản và trao đổi, buôn bán nông sản…

Với sự đồng thuận của nhân dân, xã Phình Hồ đã thực hiện thành công các mô hình canh tác ngô trên đất dốc, thâm canh giống lúa mới năng suất cao và chuyển diện tích đất sản xuất lúa nương kém hiệu sang trồng ngô mới có năng suất cao.

Để giúp cho cây trồng phát triển tốt, đạt năng suất cao, xã đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của vào việc xây dựng kênh mương dẫn nước về đồng để có đủ nước tưới tiêu trong sản xuất.

Đặc biệt, đảm bảo nước phục vụ thâm canh, tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực. Với những nỗ lực của Đảng ủy, chính quyền và nhân dân, diện tích đất sản xuất của toàn xã đã không ngừng tăng.

Hiện, toàn xã có 41 ha đất trồng lúa vụ xuân, 65 ha ruộng vụ mùa, 80 ha trồng ngô vụ xuân, trên 10 ha trồng ngô vụ hè thu. Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 700 tấn/năm. Lương thực bình quân đầu người trên 495kg/người/năm.

Ông Sùng Nủ Ninh ở thôn Chí Lư cho biết: “Nhờ được tuyên truyền, phổ biến cách sản xuất và tạo điều kiện tập huấn chuyển giao KHKT áp dụng trong sản xuất, gia đình tôi đã sản xuất được 2 vụ/năm. Sản lượng lương thực thu đạt gấp đôi, gấp ba lần so với 10 năm về trước và gia đình tôi đã có cuộc sống ổn định, không còn bị đói như trước đây”.

Bên cạnh việc sản xuất lúa, ngô, Phình Hồ hiện có trên 89 ha chè Shan tuyết, sản lượng chè búp tươi thu đạt trên 201 tấn/năm.

Chị Chang Thị Dúa, thôn Tà Chử cho hay: “Gia đình tôi có 2 ha chè Shan tuyết, mỗi năm thu hái từ 3 đến 4 lứa búp, thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Nhờ tiền bán chè, các con tôi có điều kiện đi học, gia đình có điều kiện mua sắm các vật dụng: ti vi, xe máy, tủ, giường...”.

Nhân dân trong xã còn chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên tổng đàn gia súc chính có 1.552 con, gia cầm khoảng 8.000 con.

Trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã đã tập trung chỉ đạo nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, xây dựng nhà ở, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng các công trình phúc lợi của thôn. Cán bộ, đảng viên luôn là những tấm gương sáng đi đầu tạo nên phong trào hoạt động để nhân dân noi theo.

Trên tinh thần đoàn kết, cùng góp sức người, sức của XDNTM, phấn đấu đến hết năm 2017, Phình Hồ thực hiện đạt 7/19 tiêu chí trong XDNTM. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chương trình XDNTM, tạo cho xã vùng cao này có sức bật mới để giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững.

Đức Hồng

Các tin khác
Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục