Nghị quyết được ban hành sẽ xử lý được khoảng 60-70% nợ xấu

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/5/2017 | 2:10:09 PM

Tiến sỹ Nguyễn Đức Hưởng, thành viên Hội đồng quản trị Sacombank kiêm cố vấn cao cấp LienVietPostBank chia sẻ tại hội thảo hội thảo về góc độ chính sách và pháp luật trong xử lý nợ xấu: "Dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu Chính phủ trình Quốc hội thà muộn còn hơn không. Hiện nay trong 100% nợ xấu, ngành ngân hàng đã xử lý được 53%, còn 47% nữa, trong đó 43% đang rất vướng như tôi đã nói ở trên. Tôi cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ấm lên thì nợ xấu có thể được xử lý tới 60-70%."

Ông Nguyễn Đức Hưởng trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo.
Ông Nguyễn Đức Hưởng trả lời phỏng vấn bên lề hội thảo.

- Thưa ông, hiện nay với Nghị quyết về xử lý nợ xấu đang được kỳ vọng nếu được thông qua thì chúng ta có thể gỡ được nút thắt về nợ xấu, vậy ở góc độ ngân hàng thương mại, ông đánh giá đâu là điểm quan trọng nhất của Nghị quyết này?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Hiện nay không chỉ hệ thống ngân hàng mà cả nước đang trông đợi vào Nghị quyết về xử lý nợ xấu vì đây là thời điểm rất quan trọng để đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Thời điểm này, nhờ sự ấm lên của thị trường bất động sản, có thể gỡ được “cục máu đông” nợ xấu, thu tiền phục vụ phát triển kinh tế. Suốt 5 năm qua, hệ thống các ngân hàng thương mại cùng với Ngân hàng Nhà nước đã tích cực xử lý được 53% nợ xấu. Hiện còn 47% nợ xấu vẫn đang “tồn”, trong đó có tới 43% là nợ đọng khó xử lý.

Nguyên nhân do còn nhiều vướng mắc về cơ chế pháp lý, đó là ngân hàng không được thu giữ tài sản để xử lý nợ, điều đó đã biến ngân hàng thành "người hành khất", "đứng để cho vay, quỳ thu nợ" và biến chủ nợ thành con nợ. Nếu cứ để tình trạng này thì chỉ vì một số khách hàng chây ỳ mà hàng loạt người dân gửi tiền tiết kiệm cũng phải chịu hệ lụy.

Nợ xấu không xử lý được sẽ chồng chất, mất chi phí. Tồn tại đó không phải chỉ ngành ngân hàng gánh mà cả nền kinh tế phải gánh chịu. Nền kinh tế đang thiếu vốn nhưng nợ xấu cứ như thế này thì không thể đạt tăng trưởng được.

- Ông có thể nói rõ hơn về các vướng mắc này là gì?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Hiện nay, xử lý nợ xấu đang vướng ở chỗ khi ngân hàng cho vay thì người đi vay đồng ý thế chấp qua công chứng và có giao dịch được bảo đảm. Nhưng khi người vay không trả được nợ thì ngân hàng lại không được thu giữ tài sản đảm bảo để tự xử lý mà phải thông qua cơ quan công an, tòa án.

Đáng nói là ngay cả khi tòa án xử xong thì công tác thi hành án mất rất nhiều thời gian và chúng tôi đúng là người hành khất. Đáng ra có thể xử lý trong 3 tháng thì nay đến 3 năm cũng không xong. Đây không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của cả nền kinh tế.

Hiện nay cũng có nhiều đại biểu nói rằng, nếu ngân hàng tự thu giữ tài sản của khách hàng là vi hiến, là vi phạm Luật Nhà ở và Luật Dân sự nhưng thực ra là không phải như vậy. Hiến pháp và Luật Nhà ở đã cho chúng ta quyền, trong đó có cả quyền hưởng thụ, quyền có chỗ ở, nhưng cũng có quyền đi thế chấp. Nếu không đạt được nghĩa vụ đó thì mất quyền, cũng như chúng ta ai cũng có quyền công dân nhưng để mất quyền công dân đó là do anh không chấp hành tốt pháp luật, nên chúng ta không thể nói là khi Nghị quyết ra mà vi hiến được.

- Có ý kiến cho rằng chỉ nên khoanh vùng xử lý nợ xấu từ 31/12/2016 trở về trước, còn từ năm 2017 tới nay, các ngân hàng phải tự xoay sở, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Tôi cho rằng ý kiến này hết sức vô lý vì chúng ta thực hiện theo kinh tế thị trường, kinh tế không bao giờ đi theo đồ thị lên thẳng mà đi theo đồ thị lúc lên, lúc xuống, có lúc thì kinh tế phát triển, cũng có thời điểm kinh tế sẽ đi xuống nên tôi nghĩ sẽ có lúc nợ tốt, lúc nợ xấu cũng là quy luật chung. Cần phải luật hóa chứ không chỉ dừng ở Nghị quyết, không nên xử lý theo tính chất nhiệm kỳ, ngắt quãng “đẽo cày giữa đường”.

- Nghị quyết được soạn thảo rất gấp liệu có hoàn thiện và xử lý triệt để nợ xấu ông thưa ông và ông có kỳ vọng gì khi Nghị quyết được thông qua?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Nghị quyết ra gấp nhưng có thuận lợi là nợ xấu đa số là ở bất động sản đóng băng do giá giảm nhưng nay bất động sản đang phá băng dần, giá lên nên Nghị quyết này ra là công cụ phá “cục máu đông”, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế đang thiếu vốn.

Tôi cho rằng Nghị quyết được ban hành thời điểm này là quá muộn, nợ xấu đã tồn tại 6-7 năm nay. Nhưng theo tôi muộn còn hơn không.

Hiện nay trong 100% nợ xấu, ngành ngân hàng đã xử lý được 53%, còn 47% nữa, trong đó 43% đang rất vướng như tôi đã nói ở trên. Tôi cho rằng trong bối cảnh thị trường bất động sản đang ấm lên thì nợ xấu có thể được xử lý tới 60-70%.

- Thời gian qua các ngân hàng vẫn tăng mạnh tín dụng, điều này có gây ra tăng trưởng tín dụng nóng và làm tăng nợ xấu không thưa ông?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Tín dụng tăng cao cũng có khía cạnh tích cực, nó thể hiện nền kinh tế có phát triển. Khi có cung, có cầu thì người vay mới vay vốn. Nếu coi là đó là tăng nóng thì phải xem xét kỹ là tăng nóng vào lĩnh vực nào, nếu tăng nóng vào bất động sản thì có thể xảy ra bong bong nhất định. Nhưng tôi nghĩ bất động sản hiện khó có thể tạo ra bong bóng như trước đây vì lĩnh vực này mới đang trong giai đoạn hồi phục, nếu kiểm soát được lạm phát thì vẫn kích thích nền kinh tế hơn là giảm phát.

Tôi cũng cho rằng hiện nay nền kinh tế chúng ta đang xuống sàn nên không thể coi là tăng trưởng nóng được.

- Cũng có ý kiến cho rằng việc ban hành Nghị quyết có thể tạo lối thoát trách nhiệm cho một số cá nhân gây ra nợ xấu, ông nghĩ sao?

Ông Nguyễn Đức Hưởng: Hiện nay có rất nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri quan tâm Nghị quyết này. Nói Nghị quyết ưu ái cho ngành ngân hàng hay chạy tội cho một số cán bộ gây ra nợ xấu là không phải. Vì đây không phải là xử lý cho riêng ngành ngân hàng mà là cho cả nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo khắt khe, nợ xấu tới đâu, phát hiện ra những sai trái thì sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật.

- Xin cảm ơn ông!

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Giá xăng dầu vượt 25.000 đồng/lít từ chiều nay.

Từ 15h hôm nay (17/4), giá xăng trong nước tăng từ 378 - 416 đồng/lít, đưa mặt hàng xăng RON 95 vượt 25.000 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục