Cơ sở xây dựng cánh đồng mẫu lớn

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/5/2017 | 7:58:36 AM

YBĐT -  Vụ lúa xuân 2017, Yên Bái đã đưa vào sản xuất 200 ha lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên.

Nông dân xã An Thịnh (Văn Yên) thường xuyên kiểm tra sinh trưởng của lúa trên cánh đồng mẫu lớn.
Nông dân xã An Thịnh (Văn Yên) thường xuyên kiểm tra sinh trưởng của lúa trên cánh đồng mẫu lớn.

Tuy có nhiều lợi thế để sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, nhưng do tập quán canh tác của người dân vẫn nhỏ lẻ, trồng nhiều giống lúa trên một cánh đồng, nên khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại, giá trị kinh tế chưa cao.

Để phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế vùng trong sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, canh tác theo hướng an toàn, bền vững theo chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mô lớn, tập trung và có đầu ra ổn định, có thương hiệu trên thị trường, Yên Bái đã xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích 200 ha tại hai huyện Văn Chấn và Văn Yên.

Trong đó, Văn Chấn cấy lúa Séng cù 100 ha, gồm: xã Thanh Lương với diện tích 60 ha tại thôn  Khá Hạ, Khá Thượng 1, Khá Thượng 2, Đồng Lơi với 218 hộ tham gia; xã Phù Nham 40 ha, tại thôn Cầu Thia, Bản Tèn, Bản Lọng, Năm Hăn 1, với 151 hộ tham gia. Huyện Văn Yên sản xuất 100 ha, bằng giống lúa Chiêm hương tại xã An Thịnh với 859 hộ tham gia.

Qua thực tế cho thấy, các xã đều sản xuất tập trung, liền vùng, cách ly an toàn với các giống lúa khác để tránh lẫn tạp theo quy chuẩn chuyên môn; tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật về sản xuất, giống lúa đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Để thực hiện một cách hiệu quả, trước khi vào sản xuất, các xã đều tổ chức họp dân để quán triệt các chủ trương của tỉnh, huyện về mô hình.

Đồng thời, trao đổi về mục đích, ý nghĩa và các biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong thực hiện mô hình như: làm đất, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và thực hiện các điều kiện cần thiết khác. Các hộ dân đều tự nguyện tham gia và cam kết thực hiện thống nhất các giải pháp về cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh…

Cùng với đó là tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức xây dựng mô hình; hướng dẫn về quy trình thực hiện mô hình từ làm đất, quản lý phòng trừ sâu bệnh hại, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cũng như gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất, việc đầu tư chăm bón, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, nên toàn bộ diện tích lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện tại, 100 ha tại Văn Chấn bà con đã thu hoạch xong, năng suất lúa Séng cù tại xã Thanh Lương đạt 495kg/1.000m2, sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất sẽ cho thu nhập 3.955.000đ (chưa tính công lao động), cao hơn so với trồng giống lúa khác 624.000 đồng. Năng suất lúa Séng cù tại xã Phù Nham đạt 540kg/1000m2, sau khi trừ chi phí đầu tư sản xuất sẽ cho thu nhập 4.509.000đ (chưa tính công lao động), cao hơn so với trồng giống lúa khác 1.178.000 đồng.

Như vậy, trồng giống lúa Séng cù sẽ cho thu nhập cao hơn so với trồng giống lúa khác từ 6,2 - 11,8 triệu đồng/1ha. Tại huyện Văn Yên, qua gặt thống kê cho thấy năng suất đạt 51,5 tạ/ha. Với năng suất này, sau khi trừ chi phí sẽ cho thu nhập cao hơn giống lúa khác 13,8 triệu đồng/ha. Như vậy, với 200 ha đã mang lại giá trị gia tăng thêm cho người dân trên 2 tỷ đồng - một con số khá ấn tượng.

Việc xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán và trình độ canh tác của người dân địa phương. Mặc dù, đây mới là vụ đầu tiên, triển khai với diện tích 200 ha, 1.228 hộ dân tham gia, nhưng bước đầu mô hình đã đạt được những thành công nhất định.

Năng suất toàn mô hình ước đạt trên 50tạ/ha, tổng thu nhập đạt 55 triệu đồng/ha, cao hơn so với trồng các giống lúa khác 10 triệu đồng/ha, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, mô hình giúp người dân tiếp xúc với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, thay đổi tư duy từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Từ thực tiễn của mô hình, là cơ sở để ngành nông nghiệp, các huyện, thị cần tiếp tục nhân rộng và sản xuất với diện tích, quy mô lớn hơn trong những năm tiếp theo.

Thanh Phúc

Các tin khác

Thịt lợn từ Việt Nam có thể được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch ngay trong năm nay, sau khi hoàn thiện các hồ sơ và thủ tục.

Ảnh minh họa.

Đây là số liệu được đưa ra tại Hội nghị tổng kết tháng cao điểm về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) diễn ra hôm 26/5 tại Lâm Đồng, với sự tham gia của 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Ảnh minh họa.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) vừa báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GT-VT) xin đầu tư xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, khai thác dữ liệu thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ nhằm minh bạch hóa doanh thu trạm phí, có cơ sở dữ liệu đối chiếu, hậu kiểm nhà đầu tư... Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống ước tính khoảng 12,9 tỷ đồng, dự kiến triển khai ngay từ tháng 7-2017.

Ảnh minh họa

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 942/QĐ-BTC sửa đổi, bổ sung danh mục bảng giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy ban hành kèm theo Thông tư số 304/2016/TT-BTC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục