Yên Bái ảnh hưởng bão số 10, nhiều tuyến đường sạt lở, giao thông chia cắt

  • Cập nhật: Chủ nhật, 17/9/2017 | 1:17:18 PM

YBĐT - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, trên các tuyến tỉnh lộ 164, 175, 174 và quốc lộ 32 đã có nhiều điểm bị sạt taluy dương, gây khó khăn cho người tham gia giao thông, một số điểm bị ách tắc cục bộ.

Ngành giao thông huy động máy súc san gạt bùn đất tại Km 15 + 900, tỉnh lộ 175.
Ngành giao thông huy động máy súc san gạt bùn đất tại Km 15 + 900, tỉnh lộ 175.

Khoảng 11 giờ, ngày 16/9, tại Km 15 + 900, tỉnh lộ 175 từ huyện Mường La (Sơn La) đi huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xảy ra sạt taluy dương kéo dài 85 m với khối lượng khoảng gần 5.000 mét khối đất đá, khiến tuyến đường này tạm thời bị chia cắt

15 giờ 30 phút cùng ngày, tại Km 6 + 900, tỉnh lộ 164, đường An Bình - Lâm Giang, cũng bị sạt taluy dương dài 50 m, khối lượng gần 4.000 mét khối đất đá, gây ách tắc giao thông. 

Bên cạnh đó, tại tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ - Trạm Tấu), quốc lộ 32 cũng có một số điểm sạt lở taluy dương khiến các phương tiện tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. 

Ngay sau khi xảy ra sạt lở, ngành giao thông vận tải đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động máy móc, phương tiện tiến hành san gạt bùn đất, nhanh chóng thông tuyến, khôi phục giao thông. 

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh lộ 175, 164 phương tiện xe máy đã có thể lưu thông. Tỉnh lộ 174, quốc lộ 32, ngay sau khi xảy ra sạt lở, ngành giao thông đã chủ động máy móc, tiến hành san gạt nên đã sớm giải phóng đường. 

Riêng tỉnh lộ 166 (Âu Lâu - Đông An) đến 10 giờ 30 phút , ngày 17/9, các phương tiện tạm thời vẫn chưa thể lưu thông do nước dâng cao tại các ngầm tràn thuộc Km 21, Km 25 và Km 42. 

Ngành giao thông đã đặt biển cảnh báo đồng thời hướng dẫn các phương tiện lưu thông theo hướng khác.

Hùng Cường

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục