Măng tây xanh trên đất Văn Chấn

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/9/2017 | 7:11:57 AM

YBĐT - Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn đã xây dựng phương án "Trồng măng tây xanh trên đất lúa kém hiệu quả và đất soi bãi tại xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” từ tháng 11/2016 - 10/2017. Hiệu quả bước đầu cho thấy, cây măng tây xanh phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu tại địa phương và cho thu nhập cao hơn hẳn so với cùng diện tích trồng lúa.

Mô hình trồng măng tây xanh của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bình, thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê.
Mô hình trồng măng tây xanh của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bình, thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê.

Đến vườn măng tây xanh của ông Nguyễn Văn Bình ở thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê có thể thấy một màu xanh ngát đã bao phủ toàn bộ diện tích đất lúa kém hiệu quả của gia đình.
 
Ông Bình cho biết: "Gia đình tôi trồng 2.000 m2 măng tây xanh từ tháng 1/2017. Cho đến nay, cây măng tây đã cho thu hoạch được 40 ngày với sản lượng gần 5 tạ, mỗi ngày từ 10 đến 15 kg. Ban đầu, tôi cứ tưởng cây măng tây khó trồng, khó chăm sóc, nhưng dưới sự nhiệt tình hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, vườn măng của gia đình sinh trưởng phát triển tốt, thu nhập khoảng trên 10 triệu đồng/tháng. So với diện tích này trước kia trồng lúa thì thu nhập hiện giờ cao hơn rất nhiều lần”.
 
Cây măng tây xanh là một loại rau cao cấp, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, cây măng tây xanh trồng 1 lần nhưng cho thu hoạch lâu dài từ 5-8 năm; cho sản phẩm sau 6 – 8 tháng gieo trồng và 2 năm sau thì cho thu lượng sản phẩm ổn định, lợi nhuận cao hơn nhiều so với cây màu khác, ước đạt 500 triệu đồng/ha/năm.
 
Anh Nguyễn Trọng Dũng – cán bộ Trạm Khuyến nông huyện cho biết: "Có 3 hộ ở thôn Minh Đồng, xã Đồng Khê tham gia vào mô hình trồng măng tây xanh với tổng diện tích 0,5 ha. Các loại vật tư như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu làm giàn, hệ thống tưới tiêu, nilon che phủ, công lao động... người dân chủ động đầu tư. Còn Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ kỹ thuật, hạt giống, túi bầu và một phần chế phẩm ủ phân”.
 
Kỹ thuật trồng măng tây cũng không quá phức tạp. Trước khi trồng cần cày bừa đất kỹ, xử lý đất trước khi trồng. Tùy theo chất đất mà dùng vôi bột và rơm trấu mục để tăng độ tơi xốp cũng như khử chua cho đất. Sau khi lên luống, cuốc hố rộng 30cm bón đủ phân chuồng. Sau đó, xé bỏ tui nilon ở bầu giống, giữ nguyên giá thể rồi đặt cây ngay ngắn vào trong hố trồng sao cho mặt bầu bằng với mặt đất trồng, sau đó dùng đất bên mép luống phủ kín bầu cây và dận nhẹ xung quanh.
Chăm sóc hàng ngày bằng việc bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật.
 
Không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, trồng măng tây xanh còn giúp làm đẹp cảnh quan môi trường, duy trì hệ sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường. Bởi vì măng tây cần sử dụng lượng phân chuồng và phân hữu cơ rất lớn, do đó cần thu gom phân chuồng và phế phẩm nông nghiệp tại chỗ xử lý để làm phân bón cho măng.
 
Ngoài ra, đầu ra của sản phẩm cũng khá rộng và tiềm năng bởi đây là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất cần thiết cho cơ thể con người và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện, Trạm Khuyến nông huyện đang tiến hành kết nối giúp người dân tiêu thụ sản phẩm với giá từ 50-60 nghìn đồng/kg tùy theo chất lượng.

Việc chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây măng tây đã mở ra một hướng đi mới cho người dân trong việc lựa chọn cây trồng nhằm thay thế cây trồng kém hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, từ đó giúp người dân xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
 
Hoài Anh

Các tin khác
Cán bộ kiểm lâm Văn Chấn kiểm tra cây giống trước khi trồng rừng.

Vốn là “điểm nóng” trong công tác quản lý, bảo vệ (QLBV) và phát triển rừng (PTR), nhưng những năm trở lại đây, huyện Văn Chấn có nhiều giải pháp trong QLBV, phòng chống cháy rừng (PCCCR) cũng như phát triển vốn rừng. Nhờ vậy, những cánh rừng nghèo nay đã và đang hồi sinh trở lại.

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục