Để ngành giấy phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/9/2017 | 7:16:57 AM

YBĐT - Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, với 17 máy sản xuất giấy của 9 nhà máy với công suất bình quân của 1 máy đạt từ 1.300 tấn đến 1.500 tấn/năm, nếu tính tối đa 1.500 tấn/năm thì mỗi năm trên địa bàn tỉnh cần 25.500 tấn nguyên liệu tre, nứa, vầu. Trong khí đó, các nhà máy thu mua tại tỉnh mới chỉ đạt từ 10.000 – 13.000 tấn.

Sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu tại Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái.
Sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu tại Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái.

Theo thống kê, mỗi năm các nhà máy chế biến giấy trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 25.500 tấn nguyên liệu sợi dài như tre, nứa, vầu... để sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong tỉnh chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 50% công suất, phần còn lại là thu mua từ các tỉnh lân cận. Việc xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh là nhu cầu bức bách hiện nay.

Với trên 430.452 ha rừng, Yên Bái được xếp vào tốp đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế về phát triển kinh tế lâm nghiệp. Phát huy thế mạnh này, những năm qua, tỉnh đã rà soát, quy hoạch 3 loại rừng, giao đất, giao rừng cho người dân; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến; đổi mới cơ chế mô hình quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng, nhờ đó phong trào trồng rừng phát triển mạnh từ vùng thấp đến vùng cao.
 
Trung bình hàng năm, toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng, đưa độ che phủ rừng đạt 62,5%; khai thác 200.000m3 gỗ nguyên liệu, trên 100.000 tấn tre, nứa, vầu và các lâm sản phụ để phục vụ công nghiệp chế biến, trong đó có công nghiệp giấy và bột giấy.

Theo Chi cục Kiểm lâm, hiện trên địa bàn có 3 doanh nghiệp với 9 nhà máy sản xuất giấy và bột giấy, trong đó chủ lực là sản xuất giấy đế, giấy vàng mã; hàng năm, sản xuất khoảng 50.000 tấn sản phẩm. Tuy nhiên, có nhiều thời điểm các nhà máy giấy phải dừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu, do trong những năm qua, tỉnh thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, không cho khai thác gỗ và nguyên liệu giấy (tre, vầu, nứa) trong khi nguồn cung chủ yếu là rừng trồng sản xuất (tre, nứa, vầu) của nhân dân. Tuy nhiên, hầu hết diện tích nhỏ lẻ, không tập trung, nên gặp rất nhiều khó khăn trong thu mua, vận chuyển. Đa số các nhà máy thu mua nguyên liệu của các hộ gia đình trong tỉnh, nguồn nguyên liệu trong tỉnh cũng chỉ cung cấp khoảng 40-50% công suất.
 
Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, với 17 máy sản xuất giấy của 9 nhà máy với công suất bình quân của 1 máy đạt từ 1.300 tấn đến 1.500 tấn/năm, nếu tính tối đa 1.500 tấn/năm thì mỗi năm trên địa bàn tỉnh cần 25.500 tấn nguyên liệu tre, nứa, vầu. Trong khí đó, các nhà máy thu mua tại tỉnh mới chỉ đạt từ 10.000 – 13.000 tấn tre, vầu, nứa, phần còn lại là thu mua từ các tỉnh lân cận, chủ yếu là Lào Cai, Tuyên Quang.
 
 
Sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu tại Công ty cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái.

Từ thực trạng trên, để phát triển bền vững ngành giấy Yên Bái, thì việc xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu được coi là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Khó khăn hiện nay đối với các nhà máy là muốn có vùng nguyên liệu thì phải được quy hoạch và quy hoạch được diện tích liên tục quy mô từ vài trăm ha trở lên. Trong khi đất lâm nghiệp, rừng khoanh nuôi tái sinh đã cơ bản giao hết cho dân và các công ty lâm nghiệp.
 
Mong muốn là tỉnh cần có chính sách để tạo ra những vùng đất quy mô lớn cho doanh nghiệp thuê, để xây dựng vùng nguyên liệu trên cơ sở sự tồn tại của ngành sản xuất giấy trên địa bàn hiện nay. Các doanh nghiệp có các nhà máy chế biến giấy cũng cần đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu bằng cách thuê đất trồng nguyên liệu sợi dài đối với đất chưa có chủ, hoặc doanh nghiệp liên kết với dân để trồng rừng.
 
Trong đó, chính sách liên kết giữa doanh nghiệp với dân theo hình thức nhân dân góp đất trồng rừng doanh nghiệp góp vốn rồi mua nguyên liệu của dân xem ra khả thi hơn. Bên cạnh đó, cũng cần những hỗ trợ thỏa đáng của tỉnh, của doanh nghiệp, khuyến khích các hộ có đất liên kết trồng rừng nguyên liệu bán cho các nhà máy. Cùng với đó, muốn phát triển ổn định thì các nhà máy chế biến giấy cần phải thay đổi công nghệ thiết bị lạc hậu; đầu tư thoả đáng cho việc xử lý chất thải giảm gây ô nhiễm môi trường.

Văn Thông

Các tin khác
Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Cán bộ Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin KH&CN tỉnh kiểm định cân được sử dụng trong mua bán tại chợ Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái.

Từ năm 2024, bên cạnh việc kiểm định các phương tiện đo: công tơ điện, cân ô tô, thiết bị X quang… các loại cân (phương tiện đo nhóm 2) tại chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh sẽ được Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin và khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh kiểm định thường xuyên, góp phần tích cực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục