Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017: Lúc này, phải tăng tốc!

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/10/2017 | 7:40:35 AM

YênBái - YBĐT - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh Yên Bái đã đi được 3/4 chặng đường. Bên cạnh những tín hiệu vui cũng còn những khó khăn, thách thức. Để hoàn thành nhiệm vụ những tháng cuối năm và cả năm 2017, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải cố gắng hơn nữa với quyết tâm cao nhất...

Công nhân Công ty TNHH Trung Chính kiểm tra khuôn ván thép chuẩn bị đổ bê tông cầu Bách Lẫm.
Công nhân Công ty TNHH Trung Chính kiểm tra khuôn ván thép chuẩn bị đổ bê tông cầu Bách Lẫm.

Theo Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng năm 2017 diễn ra trong tình hình kinh tế đất nước có những chuyển biến tích cực, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, môi trường kinh doanh được cải thiện.
 
Trong tỉnh, khu vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ có bước phát triển, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp giá bán lợn hơi 6 tháng đầu năm giảm mạnh, hai tháng trở lại đây đang có dấu hiệu phục hồi; một số doanh nghiệp tiếp tục chịu áp lực về nguồn vốn, hàng hóa tiêu thụ chậm, năng lực quản lý và cạnh tranh còn hạn chế; thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, bão, lốc, lũ quét, sạt lở đất… gây tổn thất về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống các tầng lớp nhân dân.
 
Trước tình hình đó, tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ - CP của Chính phủ về những giải pháp phát triển kinh tế, xã hội năm 2017; Chỉ thị số 24/CT- TTG ngày 02/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy tăng trưởng các ngành lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017...

Sản xuất vụ đông xuân năm 2017, toàn tỉnh đã gieo trồng cây hàng năm được 65.493 ha; diện tích trồng lúa đạt 19.635 ha, vượt 4,78% kế hoạch; diện tích trồng ngô đạt 20.030 ha vượt 1,06% kế hoạch. Diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa ước tính đạt 51.330 ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa vụ mùa đạt 23.206 ha, tăng 215 ha so với cùng kỳ; diện tích nhóm cây lấy củ có chất bột vụ mùa đạt 14.280 ha… Giá trị sản xuất công nghiệp dự ước đạt 6.361 tỷ đồng, bằng 70,68% kế hoạch năm, tăng 6,33% so với cùng kỳ.
 
Trong đó, công nghiệp khai khoáng đạt 614 tỷ đồng, tăng 12,54%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.888 tỷ đồng, tăng 3,58%; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước đạt 825,6 tỷ đồng, tăng 20,52%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 32,8 tỷ đồng, tăng 1,46%. 

Sản xuất công nghiệp chủ yếu vẫn tập trung duy trì các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như quặng sắt, đá xây dựng, quần áo may sẵn, gỗ cưa xẻ, vỏ bào, dăm gỗ, gỗ ván ép, sản xuất bao bì, giấy vàng mã, xi măng, điện sản xuất, điện thương phẩm...
 
Điều đáng mừng là chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm do hầu hết các doanh nghiệp tập trung tiêu thụ hàng tồn kho, điều chỉnh lại quy mô sản xuất đồng thời kết hợp sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực Nhà nước ước đạt 1.864,5 tỷ đồng, bằng 68,5% kế hoạch, trong đó vốn địa phương quản lý ước đạt 1.517,9 tỷ đồng, vốn Trung ương quản lý ước đạt 346,5 tỷ đồng. Vốn khu vực ngoài Nhà nước ước đạt 4.909 tỷ đồng, bằng 73,2% kế hoạch, tăng 12,4% so cùng kỳ.
 
Trong đó, vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước ước đạt 2.520 tỷ đồng, chiếm 51,3%. Kết quả trên cho thấy sự khởi sắc của việc thu hút đầu tư - một hướng đi phát triển nhanh và bền vững nhờ tiếp cận trực tiếp doanh nghiệp chiến lược.
 
Một số dự án được cấp chủ trương đầu tư mới, có vốn đăng ký lớn là Dự án Khu liên hợp công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đô thị IC 12 của Công ty cổ phần Hoa Sen Yên Bái, vốn đăng ký 2.745 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại xã Tân Thịnh, phường Đồng Tâm và phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Chân Thiện Mỹ, vốn đăng ký 4.944 tỷ đồng… 

Phát huy những kết quả đạt được và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch cây trồng vụ mùa, nhất là cây lúa; chủ động phòng chống bão lũ, dịch bệnh trong chăn nuôi; tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng; kiểm dịch chặt chẽ đối với việc vận chuyển gia súc, gia cầm.
 
Các cấp, các ngành cần có biện pháp thiết thực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, sản xuất chế biến nông - lâm sản; tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết số 70/NQ - CP ngày 3/8/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; giải quyết dứt điểm các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, phục vụ triển khai các dự án trọng điểm. Các đơn vị chủ đầu tư cần bám sát kế hoạch, tiến độ thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, kiểm tra, giám sát đôn đốc thường xuyên quá trình thi công các công trình…

Quang Thiều

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục