Nỗ lực thông tuyến tỉnh lộ 174

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/10/2017 | 6:58:20 AM

YBĐT - Trận lũ lịch sử vừa qua khiến tỉnh lộ 174 (Nghĩa Lộ - Trạm Tấu) bị tắc hoàn toàn vì sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất đá tràn ra mặt đường hàng chục vạn mét khối. Tuy nhiên, sau 3 ngày huyện Trạm Tấu bị cô lập, đến 14 giờ ngày 13/10, con đường độc đạo lên huyện Trạm Tấu tạm thời được thông tuyến.

Ngành giao thông vận tải đang nỗ lực thông tuyến tỉnh lộ 174.
Ngành giao thông vận tải đang nỗ lực thông tuyến tỉnh lộ 174.

Con đường có chiều dài khoảng 30 km nhưng có đến 62 điểm sạt lở; trong đó, có 18 điểm có khe suối bị sạt lở nghiêm trọng; hàng chục vạn mét khối đất đá vùi kín mặt đường. Những điểm sạt ta-luy âm tạo thành những hố "tử thần” sâu hun hút có chiều dài hàng chục mét.
 
Thiệt hại đối với mạng lưới giao thông là vô cùng nặng nề. Nhiệm vụ của tỉnh đặt ra với ngành giao thông - vận tải là làm sao phải thông xe, thông đường để tiếp cận được với địa bàn huyện Trạm Tấu phục vụ công tác hỗ trợ và chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai là cực kỳ cấp bách.

Tại Km19, trực tiếp chỉ đạo công nhân đổ đá, san lấp điểm bị sạt ta-luy âm, ông Bùi Quốc Hương - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Xây dựng đường bộ I Yên Bái cho biết: "Ngay sau khi thiên tai xảy ra, đơn vị đã huy động 4 máy xúc đào, 2 máy xúc lật đến tuyến để bảo đảm thông đường. Từ sáng ngày 11/10 đến ngày hết 13/10, hầu như anh em không được nghỉ. Mọi người làm việc xuyên đêm nỗ lực thông tuyến trong thời gian sớm nhất để việc cứu trợ cho huyện Trạm Tấu được kịp thời. Tính đến thời điểm hiện tại, đã thông được một làn xe con, các xe 7 chỗ, gầm cao đã có thể lưu thông bình thường".
 
Ông Hương cũng cho biết thêm, trận mưa lũ đêm 10/10 có những tảng đá to đến 20 khối tương đương với tải trọng của chiếc xe tải 3 chân nằm chắn ngang đường. Trường hợp đó, anh em phải sử dụng mìn để phá đá thành những tảng nhỏ hơn rồi di chuyển sang 2 bên giúp giao thông được thông suốt".

Nói về không khí lao động trên công trường, anh Trần Đình Chiến - công nhân lái máy xúc thuộc Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Yên Bái cho hay: "Chúng tôi bắt đầu di chuyển lúc 7 giờ sáng từ Nghĩa Lộ đến điểm sạt lở Km19 thì toàn bộ đường lên Trạm Tấu đã bị tắc nghẽn nghiêm trọng. Do điểm sạt lớn, nên Công ty đã bố trí ở đây 2 máy xúc đào. Tôi và anh Trương Văn Hiền mỗi người một máy làm việc xuyên trưa, chỉ nghỉ khoảng 10 phút để ăn gói mì tôm, rồi lại tiếp tục làm việc. Tính từ ngày 11 đến ngày 13/10, hai anh đã làm việc mỗi ngày 18 tiếng. Dù có mệt nhưng tôi vẫn thấy phấn chấn vì thực hiện nhiệm vụ giải phóng đường sẽ giúp công tác cứu hộ, cứu nạn và người dân lưu thông thuận lợi”.

Với mục tiêu nhanh nhất có thể để thông đường, ngành giao thông vận tải đã huy động 6 máy xúc của Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và Xây dựng Đường bộ I Yên Bái; 4 máy xúc của Công ty cổ phần Xây dựng giao thông Yên Bái cùng làm việc; 3 máy xúc của các doanh nghiệp huyện Trạm Tấu, 2 máy xúc đang thi công thủy điện. Tất cả dàn đều trên các điểm sạt, ngày đêm cần mẫn giải phóng nền đường trong điều kiện thời tiết mưa nắng thất thường. Tuy nhiên, việc thông xe, nối tuyến với huyện Trạm Tấu mới chỉ là kết quả bước đầu. Nhiệm vụ tiếp theo càng nặng nề hơn khi kết cấu đường Trạm Tấu sau trận lũ đã hư hỏng nghiêm trọng.

Quang Thiều

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục