Khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/10/2017 | 11:35:21 AM

YBĐT - Trở lại các xã vùng lũ huyện Văn Chấn sau mấy ngày nước rút, người dân nơi đây đang dồn sức khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Trên đường vào các xã: Phúc Sơn, Hạnh Sơn huyện Văn Chấn, chúng tôi bắt gặp những đống lúa đen sệt của màu bùn lũ được người dân phơi trên các mặt sân.

Ông Hà Biên Cương - Bí thư Đảng ủy xã Phúc Sơn cho biết: trận lũ vừa rồi xã Phúc Sơn bị thiệt hại nặng nề về người và của. Riêng sản xuất nông nghiệp, mưa lũ đã cuốn trôi, vùi lấp 26,58 ha ruộng, 21 ha hoa màu, hơn 15 ha ao cá, 3 con trâu, 168 con lợn và trên 5.000 con gia cầm bị chết. Ngay sau lũ, xã đang chỉ đạo bà con dọn dẹp nạo vét đất, đá, khôi phục lại ruộng và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân chăm sóc ngô bị ngập úng đảm bảo cây không bị chết. Xã cũng đã thống kê chi tiết diện tích, mức độ thiệt hại để báo cáo lên huyện xem xét hỗ trợ cây con, giống cho bà con.

Thống kê sơ bộ, huyện Văn Chấn bị thiệt hại 15,5 ha lúa, 12,5 ha đất ruộng bị sạt lở không thể khắc phục được; 443 ha ngô và rau màu bị ngập, gần 2.600 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Lãnh đạo huyện cho biết: đối với diện tích ruộng bị vùi lấp, huyện chỉ đạo san gạt để sản xuất vụ  xuân tới.
 
Đối với diện tích ngô, hoa màu bị thiệt hại, các địa phương tùy vào điều kiện của mình mà khẩn trương gieo cấy lại bằng các giống cây ngắn ngày; diện tích không thuận lợi trồng ngô thì chuyển sang trồng rau màu, khoai lang. Đây vừa là nguồn thực phẩm giúp bà con vượt qua khó khăn do thiếu hụt lương thực, đồng thời là nguồn thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, chú trọng tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại, ao nuôi cá, kết hợp với tiêm phòng, tránh để trâu bò mắc bệnh sau lũ.

Tại huyện Trạm Tấu, do lúa mùa gặt muộn nên có hơn 100 ha lúa ven suối bị ảnh hưởng. Ngay sau lũ, huyện đã tập trung lực lượng tối đa để giúp dân sớm hoàn thành thu hoạch lúa mùa và đến nay đã thu hoạch được 70 ha. Tuy nhiên, hiện thời tiết đang mưa rét, nên ảnh hưởng tiến độ thu hoạch.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh liên tục xảy ra thiên tai và đều ở mức độ khốc liệt. Riêng trận lũ lịch sử vừa qua đã gây thiệt hại rất nặng nề cho sản xuất nông nghiệp. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tính đến ngày 23/10, mưa lũ đã làm hơn 922 ha lúa, hoa màu bị ngập úng và vùi lấp, 18.719 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, 52ha ao cá, thủy sản bị thiệt hại, ước tính thiệt hại ngành nông nghiệp trên 11 tỷ đồng. Nguy cơ thiếu giống, thiếu đói, hiển hiện trước mắt. Trước những thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời đưa ra các phương án khắc phục sau mưa lũ và khôi phục sản xuất vụ đông.
 
Theo đó, Sở đã có văn bản đề nghị các cấp thực hiện các giải pháp khôi phục sản xuất đối với trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Cử cán bộ chuyên môn về cơ sở kiểm tra, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp khắc phục; tổ chức phân loại, đánh giá mức độ thiệt hại; tập trung khôi phục những diện tích bị thiệt hại, tiêu độc khử trùng đối với chăn nuôi.
 
Cụ thể, Sở chỉ đạo tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa mùa để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại trong điều kiện thời tiết bất lợi có thể xảy ra. San gạt bùn đất, vệ sinh đồng ruộng; tập trung chăm sóc, bón phân, vun gốc dựng lại những cây ngã đổ đối với diện tích ngô đông và rau màu vụ đông. Đối với diện tích bị vùi lấp, ngập úng khả năng bị chết nhanh chóng chuyển đổi sang cây trồng vụ đông khác trong khung thời vụ cho phép như các giống: khoai tây, khoai lang, rau củ quả.
 
Bên cạnh chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp được quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ - CP ngày 09/01/2017 thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh trình Chính phủ hỗ trợ giống cây trồng để bà con sản xuất vụ đông xuân 2017 - 2018.

Văn Thông

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo từ năm 2019, triển khai đồng bộ thu giá dịch vụ không dừng đối với tất cả các tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước.

Công nhân Công ty cổ phần Yên Thành (Yên Bình) đóng gói sản phẩm măng tre Bát độ để xuất khẩu.

YBĐT - Trong năm 2015 - 2016, Sở Công thương Yên Bái đã triển khai thực hiện Đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xúc tiến thương mại thúc đẩy xuất khẩu (XK) các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh Yên Bái”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt ra đến năm 2020 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD,

Lãnh đạo Hội Nông dân xã Cảm Ân thăm mô hình chăn nuôi lợn, cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

YBĐT - Đẩy mạnh Phong trào "Nông dân Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu”, tăng cường các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT… là những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân xã Cảm Ân, huyện Yên Bình những năm qua.

YBĐT - Bước vào năm 2017, huyện Văn Yên xác định rõ những thuận lợi và những khó khăn sẽ gặp phải để từ đó có những giải pháp phù hợp, phấn đấu duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục