Trồng su su lấy ngọn ở Mù Cang Chải

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/11/2017 | 7:15:54 AM

YBĐT - Trong năm 2015 -2016, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Mù Cang Chải triển khai thực hiện Dự án khoa học "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng dự án thâm canh cây su su lấy ngọn tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái”.

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình trồng su su lấy ngọn của các hộ dân tham gia Dự án.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải kiểm tra mô hình trồng su su lấy ngọn của các hộ dân tham gia Dự án.

Kỹ sư Phạm Tiến Lâm - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mù Cang Chải, Chủ nhiệm Dự án cho biết: "Mục tiêu của Dự án là tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khoa học, những ưu điểm và những tồn tại chưa thực hiện được so với yêu cầu của Dự án trong thuyết minh đã được phê duyệt. Đưa ra những khuyến nghị nhằm góp phần hoàn thiện Dự án và nhân rộng ra các xã trong huyện, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện...”. 

Sau khi Dự án được phê duyệt, nhóm thực hiện Dự án đã điều tra, lựa chọn 9 hộ dân ở xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và thị trấn Mù Cang Chải tham gia xây dựng mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc đến thu hái su su theo hướng lấy ngọn với diện tích là 3 ha. 

Tháng 6/2015, Phòng NN&PTNT huyện đã tổ chức 2 hội nghị tại  xã Chế Cu Nha và La Pán Tẩn cho 60 đại biểu nhằm cung cấp thông tin và những nội dung chính của Dự án để UBND các xã, thị trấn nắm được trên cơ sở đó phối kết hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện Dự án đảm bảo tiến độ, đáp ứng yêu cầu thuyết minh đề ra. Tổ chức 2 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng su su lấy ngọn cho 70 học viên tham gia trong tháng 7/2015. 

Qua lớp tập huấn đã giúp các học viên nắm bắt được kỹ thuật trồng su su lấy ngọn để áp dụng trên địa bàn. Trong tháng 7, tháng 8 năm 2015, Phòng NN&PTNT huyện đã lựa chọn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây ôn đới (tỉnh Lào Cai) cung cấp 7.200 kg giống su su gai và su su trơn, cung ứng cho 9 hộ gia đình tham gia, với định mức hỗ trợ là 100% (2.400 kg/ha). 

Hỗ trợ cây cột, dây thép cho các hộ làm giàn; hỗ trợ 2.340 kg phân lân, kali, đạm cho các hộ dân trồng, chăm sóc su su... Ngoài phần Dự án hỗ trợ, người dân đóng góp về ngày công, phân chuồng, vôi, vật liệu làm giàn để trồng su su. Nhìn chung, toàn bộ diện tích sau trồng của 9 hộ tham gia đều sinh trưởng, phát triển tốt, cây khỏe, mập cây, số lượng cây có từ 2 nhánh trở lên chiếm 20% diện tích. 

Kết thúc năm 2015, có 3/9 hộ đã có diện tích phủ kín 30% bề mặt giàn, 6/9 hộ còn lại cây su su bắt đầu tạo tán phủ giàn. Đối với diện tích 1,5 ha bị thiệt hại do thiên tai gây ra vào cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo trồng khắc phục bổ sung 1,5ha bị thiệt hại nhằm đảm bảo diện tích của Dự án. 

Sau hai năm triển khai thực hiện Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng dự án thâm canh cây su su lấy ngọn tại huyện Mù Cang Chải” tuy còn gặp nhiều khó khăn song Phòng NN&PTNT huyện và nhóm tham gia đã triển khai thực hiện Dự án đầy đủ các nội dung, hạng mục và cơ bản đáp ứng được mục tiêu Dự án đề ra. 

Tổng chi phí đầu tư 1ha hết trên 73,5 triệu đồng, sản lượng ngọn thu về được 9.343 kg, bán với giá từ 8.000 đến 15.000 đồng/kg, cho thu nhập trên 102,7 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận 1ha được trên 29,2 triệu đồng. 

Việc xây dựng thành công Dự án theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trồng su su lấy ngọn tại xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và thị trấn Mù Cang Chải là cơ sở để Phòng NN&PTNT huyện và các tổ chức chính trị của huyện tuyên truyền, nhân rộng mô hình ra các xã trong huyện trong năm 2017 và những năm tiếp theo, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân ở địa phương. 

Thanh Sơn (Sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục