Tăng gia hiệu quả từ nuôi gà an toàn sinh học

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/12/2017 | 1:50:19 PM

YBĐT - Bên cạnh việc đảm bảo các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tại địa phương, Trung đoàn 174 - Quân khu 2 còn đẩy mạnh tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, chiến sỹ.

Chiến sỹ Trung đoàn 174 cho gà ăn.
Chiến sỹ Trung đoàn 174 cho gà ăn.

Đặc biệt, từ tháng 6/2017, Trung đoàn triển khai Dự án Nuôi gà an toàn sinh học theo hợp đồng với Lữ đoàn 604, với quy mô  7.370 con gà. Theo đó, Trung đoàn lựa chọn 3 đơn vị gồm: Ban Hậu cần, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 triển khai thực hiện Dự án.
 
Trung tá Hoàng Quốc Trưởng - Chủ nhiệm Hậu cần, Chủ nhiệm Dự án cho biết: "Tăng gia sản xuất luôn là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Trung đoàn 174. Trước kia chúng tôi cũng đã đầu tư nuôi gà thịt, phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho các cán bộ, chiến sỹ tại đơn vị nhưng quy mô vẫn còn nhỏ lẻ. Sau khi ký hợp đồng với Lữ đoàn 604 thực hiện Dự án Nuôi gà an toàn sinh học, đến nay toàn bộ số gà của Dự án dùng để phục vụ bữa ăn hàng ngày cho gần 5.000 cán bộ, chiến sỹ của Sư đoàn 316; trung bình 800kg/ bữa, 4 bữa/tuần”.

Do điều kiện của đơn vị còn nhiều khó khăn, kiến thức chăn nuôi còn hạn chế, nên Trung đoàn đã cử một số cán bộ, chiến sỹ tham gia tập huấn trang bị kiến thức chăn nuôi và tích cực tìm hiểu thông tin qua tài liệu, sách báo. Cùng với đó, tham gia tìm hiểu thực tế ở các trại nuôi gà có quy mô lớn trên địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ... để có thêm kinh nghiệm xây dựng hệ thống chuồng trại, cách phòng bệnh, dịch cho gà.
 
Đại úy Vũ Văn Tuân - Trợ lý Quân nhu Trung đoàn 174 chia sẻ: "Trại chăn nuôi Ban Hậu cần, Trung đoàn 174 được giao nuôi 2.456 con gà ri vàng rơm lai. Bằng nguồn vốn tiết kiệm, trên diện tích đất tận dụng, Ban Hậu cần đã đầu tư xây dựng chuồng trại theo hình thức nhiều ô chuồng khác nhau, mỗi ô có chiều ngang trung bình 3 mét, chiều dài trung bình là 10 mét. Tuy cách nuôi gà theo từng ô riêng biệt theo hướng an toàn sinh học là phương pháp mới nhưng lại có nhiều điểm tương đồng với cách nuôi gà truyền thống, người nuôi sẽ dễ dàng chăm sóc gà theo từng chu kỳ phát triển khác nhau…”.

Nuôi gà theo hướng an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt từ cách chọn giống, chăm sóc qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Ngoài thức ăn chính là lúa, ngô và cám tổng hợp, chiến sỹ ở các trại chăn nuôi còn cho gà ăn thêm rau, cỏ, các loại côn trùng để bổ sung thêm dinh dưỡng.
 
Đặc biệt, việc vệ sinh chuồng trại thoáng mát phải được thực hiện thường xuyên 1 lần/ tuần. Nhờ sự chăm sóc, nuôi dưỡng đúng quy trình, kỹ thuật, đảm bảo sử dụng đầy đủ các loại vác-xin để phòng các loại bệnh như dịch tả, tụ huyết trùng, gumboro... nhất là dịch cúm H5N1; chuồng trại bố trí khoa học, hợp lý, thoáng mát nên tỷ lệ gà sinh trưởng, phát triển đạt trên 94%.

Sau gần 4 tháng triển khai thực hiện, Dự án Nuôi gà an toàn sinh học theo hướng VietGAP ở Trung đoàn 174 đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, từng bước thay đổi phương thức chăn nuôi truyền thống ở đơn vị quân đội, tạo ra nguồn thực phẩm đảm bảo chất lượng cho bếp ăn trong đơn vị, góp phần tăng thêm quỹ vốn tăng gia và nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện đời sống bộ đội.

Thu Trang

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục