Thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020: Cơ cấu nội ngành và tăng giá trị sản phẩm

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/12/2017 | 8:06:13 AM

YênBái - YBĐT - Các dự án, mô hình hỗ trợ đã làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa; những tiến bộ kỹ thuật được người chăn nuôi áp dụng, chất lượng con giống được nâng lên, rõ nét nhất là giống lợn, gà, bò.

Cơ sở chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Thành Phát, thành phố Yên Bái với 300 con lợn nái ngoại và trên 4.000 con lợn thịt.
Cơ sở chăn nuôi lợn của Công ty TNHH Thành Phát, thành phố Yên Bái với 300 con lợn nái ngoại và trên 4.000 con lợn thịt.

Qua 2 năm thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, ngành chăn nuôi đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi

Sau 2 năm, đã cải tạo đàn giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo được 5.800 con trâu, bò; tỷ lệ đàn bò lai chiếm 45% tổng đàn, tăng 20% so với trước khi thực hiện Đề án. Công tác cải tạo giống lợn đã có tỷ lệ đàn lợn lai, lợn ngoại chiếm trên 70% tổng đàn tăng 30% so với trước khi thực hiện Đề án; tỷ lệ đàn lợn nái ngoại đạt trên 14% tổng đàn nái. Các giống gà lông màu được phát triển với quy mô nông hộ, từng bước chuyển đổi từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi hàng hóa tập trung theo hướng trang trại, gia trại.
 
Đối với chăn nuôi lợn, cùng với chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi vùng sản xuất hàng hoá của tỉnh, việc áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến đã ứng dụng rộng rãi, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp. Toàn tỉnh đã có trên 500 cơ sở chăn nuôi lợn thịt quy mô từ 50 - 100 con; trên 400 cơ sở chăn nuôi lợn nái quy mô từ 10 - 20 con. Chăn nuôi gia cầm đã ứng dụng các quy trình chăn nuôi công nghiệp, hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi quy mô trên 1.000 con.
 
Có thể nói, các dự án, mô hình hỗ trợ đã làm thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa; những tiến bộ kỹ thuật được người chăn nuôi áp dụng, chất lượng con giống được nâng lên, rõ nét nhất là giống lợn, gà, bò. Tỉnh đã hình thành các cơ sở chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại có đầu tư lớn về cơ sở vật chất, con giống và ứng dụng kỹ thuật, rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất chăn nuôi.
 
Hiện nay, đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như Tổ hợp tác chăn nuôi gà khu vực thị trấn Cổ Phúc, xã Minh Quán, Hòa Cuông, Cường Thịnh, Y Can (Trấn Yên) với  trên 80 hộ tham gia, tổng đầu đàn trung bình 160.000 con/lứa;  Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Hợp Tiến xã Văn Lãng, Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi tổng hợp xã Hán Đà, Doanh nghiệp tư nhân Phương Việt Vân tổ 17, thị trấn Yên Bình (Yên Bình)… chăn nuôi lợn, gia cầm với quy mô hàng ngàn con.

Giải pháp tăng tỷ trọng và giá trị
 
 Kết quả đạt được trong tái cơ cấu là tích cực nhưng mới là bước đầu. Để đạt mục tiêu Đề án đến năm 2020 đưa tỷ trọng chăn nuôi chiếm 35% giá trị sản xuất nông nghiệp, cùng với việc tăng cường phát triển đưa các giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, ngành nông nghiệp sẽ chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh các sản phẩm có giá trị mang tính đặc trưng vùng miền để tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị, thu nhập cho người nông dân.
 
Ông Ninh Trần Phương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: "Chi cục sẽ thực hiện tốt công tác tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi, khống chế kiểm soát tốt đối với một số dịch bệnh nguy hiểm; xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trong sản xuất; củng cố, nâng cao năng lực công tác thú y từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở giết mổ tại các khu đô thị tập trung đông dân cư, phục vụ cơ bản nhu cầu giết mổ ở các đô thị”.
 
Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ quảng bá và tiếp cận thị trường, gắn công tác khuyến nông với cung cấp thông tin về thị trường; củng cố xây dựng hệ thống chợ có khu buôn bán gia súc, gia cầm sống và qua giết mổ riêng biệt; tăng cường liên kết giữa người chăn nuôi với các doanh nghiệp; áp dụng quy trình canh tác, chế biến, bảo quản và sử dụng có hiệu quả thức ăn thô xanh phát triển chăn nuôi đại gia súc; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nguời dân làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên và áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi đối với các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung. 
 
Năm 2017, tổng đàn gia súc chính đạt 637.142 con, đạt 85,41% kế hoạch. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 48,514 tấn, đạt 105,47% so với kế hoạch Đề án; tổng đàn gia cầm đạt 4,6 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 5.227 tấn.
 
Hồng Duyên

Các tin khác
Toàn cảnh cuộc gặp mặt báo chí.

Ngày 28/3, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam công bố thông tin về "Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024" lần đầu tiên được tổ chức trong phạm vi cả nước; trong đó, cao điểm các sự kiện sẽ diễn ra chính thức từ ngày 29/3 đến 29/4.

Giá xăng tăng từ chiều nay 28/3.

Từ 15h hôm nay 28/3, giá xăng E5 RON92 tăng 406 đồng/lít, xăng RON95 tăng 532 đồng/lít, trong khi đó các mặt hàng dầu tăng, giảm tùy loại.

Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Người dân tìm hiểu mua vàng tại cửa hàng ở Hà Nội.

Sáng nay (28/3), giá vàng SJC tiến sát mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp vàng có xu hướng tăng mạnh giá mua vào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục