Sự cố cầu Ngòi Thia sập là do thiên tai bất thường

  • Cập nhật: Chủ nhật, 17/12/2017 | 9:57:13 AM

YênBái - YBĐT - Sau trận mưa lũ lớn ngày 11/10/2017, vào lúc 12h cùng ngày đã xảy ra sự cố nghiêng lệch trụ T4, sập trôi nhịp số 4 và sập nhịp số 5 của công trình cầu Ngòi Thia, lý trình Km0+350, đường tỉnh 174 (đường Văn Chấn - Trạm Tấu), thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái làm 8 người chết và mất tích.

Ngay sau sự cố xảy ra, UBND tỉnh Yên Bái (cơ quan chủ trì giải quyết sự cố) đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (cơ quan chủ trì giám định nguyên nhân sự cố) thành lập tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố công trình cầu Ngòi Thia.

Trên cơ sở số liệu của đơn vị tư vấn kiểm định (Trung tâm Kỹ thuật đường bộ - Tổng cục Đường bộ Việt Nam), tư vấn thẩm tra (Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải) và kết luận của Bộ Giao thông vận tải tại Văn bản 13594/BGTVT-KHCN ngày 1/12/2017, nguyên nhân sự cố được làm rõ như sau: 

Nguyên nhân sự cố nghiêng lệch trụ T4, sập trôi nhịp số 4 và sập nhịp số 5 của công trình cầu Ngòi Thia như sau: do ảnh hưởng của mưa lũ từ ngày 5/10/2017 đến ngày 11/10/2017 có tác động của việc khai thác làm biến đổi địa hình, địa mạo vùng thượng lưu dẫn đến lũ có tốc độ tập trung nhanh làm thay đổi hướng dòng chảy chính và thay đổi mặt cắt thoát nước qua cầu, cộng thêm tác động cuốn theo cây trôi và các bụi tre mắc lại đã làm tăng sự cản trở khả năng thoát nước, tạo ra các dòng chảy rối xung quanh thân trụ gây xói sâu dưới thân trụ T4 làm nghiêng lệch trụ T4, sập trôi nhịp số 4 và sập nhịp số 5. 

Sự cố trên là do nguyên nhân thiên tai bất thường trong điều kiện khí hậu có biến đổi lớn, điều kiện địa hình, địa mạo phía thượng lưu và khu vực ngòi Thia thay đổi mạnh mà hoàn toàn không kiểm soát được.

Hướng khắc phục và giải pháp xử lý tránh gây sạt lở hai bờ suối Thia: 

Đối với công trình cầu Ngòi Thia: các số liệu khảo sát, điều tra thủy văn và mực nước lũ cầu ngòi Thia cho thấy khu vực xây dựng cầu có chế độ thủy văn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ tiếp tục biến đổi dòng chảy và gây xói mòn cục bộ đối với các vị trí mố, trụ còn lại. 

UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải khẩn trương lựa chọn nhà thầu để đánh giá thực trạng đưa ra giải pháp đồng bộ, tổng thể nhằm đảm bảo sự ổn định của công trình theo hướng chỉnh trị, khai thông dòng chảy, giảm tốc độ xói mòn... tại vị trí trụ, mố cầu hiện tại. 

Bên cạnh đó, tính toán lại kết cấu liên quan, đặc biệt lựa chọn dạng kết cấu nền móng phù hợp khi khôi phục lại trụ T4 để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. 

Đối với giải pháp tránh sạt lở hai bờ suối Thia, UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ và các sở, ngành liên quan khẩn trương kiểm tra, tham mưu cho UBND tỉnh phương án chỉnh trị, khai thông dòng chảy, xây dựng và gia cố hệ thống kè bảo vệ hai bên bờ suối Thia, đảm bảo tuyệt đối cho người dân và công trình hạ tầng kỹ thuật, thời gian trước quý I năm 2018.

Thanh Phúc

Các tin khác
Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Người dân tìm hiểu mua vàng tại cửa hàng ở Hà Nội.

Sáng nay (28/3), giá vàng SJC tiến sát mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp vàng có xu hướng tăng mạnh giá mua vào.

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Trạm Tấu triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024.

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024 do Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Trạm Tấu tổ chức hôm nay-27/3.

Thức ăn cho lợn chủ yếu là do đồng bào Mông tự nấu từ rau, củ, quả tự trồng.

Từ lâu, đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã có thói quen tự cung tự cấp, nuôi lợn để thịt ăn vào ngày tết nên mỗi gia đình đều nuôi từ 1-2 con lợn đen, đeo gông, thả rông để lợn tự kiếm sống tự nhiên. Chính cách nuôi này đã khiến cho giống lợn đen bản địa của người Mông nơi đây trở thành giống lợn quý, thích ứng và sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên vùng cao khắc nghiệt, thịt thơm ngon, ưu thế hơn nhiều giống lợn địa phương khác, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, những mô hình chăn nuôi quy mô từ 20 con trở lên đã rất phổ biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục