Chăn nuôi Yên Bái: Chọn đột phá từ chất lượng con giống

  • Cập nhật: Thứ ba, 19/12/2017 | 7:53:20 AM

YBĐT - Đưa con giống chất lượng cao và quy trình sản xuất tiên tiến vào áp dụng trên địa bàn là cơ sở để xây dựng dự án tổng thể cho việc phát triển chăn nuôi bò theo hướng thịt hàng hóa tại Yên Bái.

Mô hình chăn nuôi bò BBB của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Chèm, xã Đông An, huyện Văn Yên.
Mô hình chăn nuôi bò BBB của gia đình ông Nguyễn Văn Chiến ở thôn Chèm, xã Đông An, huyện Văn Yên.

Mô hình nuôi bò BBB của gia đình ông Trần Văn Chiến tại thôn Chèm, xã Đông An, huyện Văn Yên được triển khai thực hiện từ tháng 12/2016. Khác với những con bò địa phương, chỉ sau 11 tháng nuôi, những con bò BBB từ 150 kg đã tăng trọng lượng lên 420kg, có con lên đến 435 kg, trung bình mỗi tháng tăng từ 20 - 28 kg/con.

Ông Chiến phấn khởi cho biết: "Nuôi bò giống BBB còn dễ hơn nuôi giống bò địa phương bởi thức ăn của chúng chủ yếu sử dụng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, tăng trọng nhanh, ít mắc dịch, bệnh”. Gia đình ông Chiến là một trong 3 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Yên Bái lựa chọn tham gia mô hình: "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cao sản F1 BBB, theo hình thức chăn nuôi công nghiệp trong nông hộ tại tỉnh Yên Bái”.
 
Các hộ tham gia Dự án được hỗ trợ 10 con bò BBB giống từ 6 – 8 tháng tuổi, trọng lượng từ 150 kg trở lên, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được hỗ trợ trồng cỏ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc phòng trừ dịch bệnh cho đàn bò, hỗ trợ 3 máy thái cỏ và trên 4.200 kg thức ăn chăn nuôi.

Đưa con giống chất lượng cao và quy trình sản xuất tiên tiến vào áp dụng trên địa bàn là cơ sở để xây dựng dự án tổng thể cho việc phát triển chăn nuôi bò theo hướng thịt hàng hóa tại Yên Bái. 

Chị Nguyễn Thị Thỏa - Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Yên Bái, Chủ nhiệm dự án cho biết: "Các hộ tham gia dự án được Trung tâm hỗ trợ kinh phí mua bò giống; hỗ trợ làm chuồng trại, thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Bò được các trang trại nuôi theo hình thức nhốt chuồng, chủ động cung cấp đủ thức ăn tinh và thức ăn xanh, thức ăn chế biến theo đúng khẩu phần ăn. Cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn các hộ chăn nuôi bò, đảm bảo việc chăn nuôi bò theo đúng hình thức chăn nuôi công nghiệp”.
 
Hàng tháng, tùy theo trọng lượng của bò, cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn hộ chăn nuôi điều chỉnh lượng thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp.
 
Từ những thành công bước đầu của Dự án cho thấy việc lai tạo và chăn nuôi giống bò BBB hoàn toàn phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Yên Bái. Vì vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để các địa phương tiếp tục triển khai việc nuôi bò BBB theo hình thức bán công nghiệp trong nông hộ để nâng cao khả năng sản xuất của đàn bò Yên Bái trong những năm tới. 
 
Song song với việc cải tạo đàn bò, năm 2017, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi Yên Bái phối hợp với Trung tâm Phát triển chăn nuôi miền núi (Viện Chăn nuôi) xây dựng thành công 2 mô hình phục tráng đàn trâu bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo tại xã Thạch Lương và Hạnh Sơn (Văn Chấn), xã Khánh Thiện (Lục Yên).
 
Để triển khai thực hiện mô hình, Trung tâm tổ chức 20 lớp tập huấn kỹ thuật cho gần 600 hộ dân tham gia với các nội dung: kỹ thuật chăn nuôi trâu cái sinh sản, kỹ thuật chăm sóc và chế biến thức ăn, phương pháp phát hiện trâu động dục, phương pháp bình tuyển trâu cái đủ tiêu chuẩn để thực hiện phương pháp truyền tinh nhân tạo. 

Các hộ dân tham gia mô hình được Trung tâm hỗ trợ toàn bộ kinh phí, vật tư phối giống, hỗ trợ một phần thức ăn cho trâu cái phối giống thành công. Trong quá trình triển khai mô hình, đã có gần 50 trâu cái được phối giống, tỷ lệ phối thành công đạt trên 80%.
 
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: "Trong năm 2017, Trung tâm đã tổ chức phối giống thành công bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo cho trên 400 trâu cái sinh sản, phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Yên Bái sẽ có trên 3.000 trâu cái được phối giống bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo”.

Việc phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa hiện nay thì chất lượng con giống đóng một vai trò quan trọng  trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng thành công các mô hình chăn nuôi bò BBB và cải tạo phục tráng  đàn trâu bằng phương pháp truyền tinh nhân tạo đã góp phần nâng cao chất lượng con giống, nâng cao sản lượng thịt trâu, bò, giúp cho người chăn nuôi có thu nhập cao, ổn định.
 
Đồng thời làm thay đổi nhận thức và tư duy của người dân trong việc phát triển chăn nuôi trâu bò theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai và lao động, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Hà Anh

Các tin khác
Giống cam Vinh trồng ở huyện Lục Yên mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Sau 2 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Yên Bái đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa: vùng cây ăn quả, nhất là cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi) đạt trên 3.000 ha/ tổng diện tích theo Đề án là 4.000 ha.

YBĐT - Phấn đấu đến ngày 31/12 thu đạt 90 tỷ đồng, hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2017, huyện Mù Cang Chải tiếp tục tập trung khai thác nguồn thu qua kê khai thuế, kiểm tra thuế và các hoạt động vãng lai trên địa bàn, kiên quyết xử lý các đối tượng kê khai quyết toán thuế không đúng thời hạn.

Lãnh đạo xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên thăm vườn cây ăn quả của gia đình anh Lê Minh Hiến, thôn Yên Bình.

YBĐT - Từ gần 400 ha cây ăn quả có múi vào năm 2015, đến nay, toàn huyện đã có trên 600 ha.

Ảnh minh họa.

Hiện giá lợn hơi tại một số tỉnh phía Bắc đã bất ngờ tăng từ 28.000 đồng/kg đến 34.000 đồng/kg, tăng nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục