Văn Chấn phát triển vùng cây ăn quả có múi

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/1/2018 | 1:36:35 PM

YBĐT - Hết năm 2017, toàn huyện có trên 2.920 ha cây ăn quả, trong đó có trên 1.600 ha cam, quýt, tập trung chủ yếu ở các xã: Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú. 


Một mô hình trồng cam tại xã Thượng Bằng La.
Một mô hình trồng cam tại xã Thượng Bằng La.

Thời điểm này, gia đình chị Nguyễn Thị Chung, thôn Khe Bút, xã Minh An cũng như nhiều hộ dân khác trong huyện đang tích cực thu hoạch cam, quýt bán cho thương lái đến tận vườn thu mua. Với hơn 3 ha cam sành, cam Đường canh và quýt sen, trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị Chung cũng thu về từ 500 - 700 triệu đồng.

 Năm nay, thời tiết bất thuận, mưa nhiều ảnh hưởng đến chất lượng quả, thậm chí nhiều cây cam, cây quýt còn bị chết do úng rễ nên vụ cam này, chị Chung nhẩm tính chỉ thu về khoảng 500 triệu đồng. Chị cho biết: "Tôi thấy loại cây này dễ chăm sóc, vòng đời lâu mà giá cả cũng như thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ khi trồng cam cuộc sống gia đình khá giả, xây được nhà, mua sắm đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt”.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Văn Chấn, nhất là ở các xã vùng ngoài có nhiều hộ trồng cây ăn quả có múi liên kết thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để cùng nhau phát triển.
 
Ông Nguyễn Viết Thành - Giám đốc Hợp tác xã Trồng cây ăn quả và dịch vụ tổng hợp Trần Phú cho biết: "Hợp tác xã được thành lập từ tháng 8 năm 2017 với 48 thành viên. Hiện nay Hợp tác xã có 150 ha cây ăn quả có múi như: cam Sành, cam Đường canh, cam Vinh, quýt sen. Để phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các thành viên, Hợp tác xã thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật chiết, cấy ghép cam để trồng thay thế những cây cam già cỗi, hoặc bị sâu bệnh hại cho sản lượng và chất lượng quả thấp, tuyên truyền sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Từ đó, tạo uy tín với khách hàng, giữ vững thương hiệu cam Văn Chấn trên thị trường tiêu thụ”.
 
Những năm gần đây, Văn Chấn đã hình thành những vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Phát huy hiệu quả của Đề án phát triển cây ăn quả có múi với chiến lược đầu tư hợp lý để phát triển nguồn cây đặc sản này một cách bền vững, năm 2017, huyện đã hỗ trợ nhân dân trồng trên 111 ha cam, quýt các loại với mức hỗ trợ 1 lần cho hộ gia đình tham gia trồng mới là 20 triệu đồng/ha; hỗ trợ một lần cho nhóm hộ tham gia trồng mới là 10 triệu đồng/ha, tối đa không quá 100 triệu đồng/nhóm hộ theo đề án phát triển cây ăn quả có múi của tỉnh. Trong năm, huyện cũng nghiệm thu diện tích đất vượt kế hoạch đề nghị tỉnh bổ sung kinh phí là 199,3ha.
 
Để đạt mục tiêu nâng sản lượng quả tươi lên 15.000 - 20.000 tấn mỗi năm, tổng thu nhập đạt 300 tỷ đồng/năm, huyện đã chỉ đạo các địa phương rà soát nhu cầu của người dân, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với nguồn vốn vay, đầu tư phát triển các diện tích mới trồng.
 
Hết năm 2017, toàn huyện có trên 2.920 ha cây ăn quả, trong đó có trên 1.600 ha cam, quýt, tập trung chủ yếu ở các xã: Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La, thị trấn Nông trường Trần Phú. Toàn huyện hiện có trên 800 ha đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 12 - 15 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 10.000 tấn, hàng năm cho doanh thu trên 200 tỷ đồng. Trong năm 2017, huyện trồng mới, trồng cải tạo cây ăn quả được 342,5 ha bằng 137% kế hoạch, chủ yếu trồng cải tạo bằng các giống cam, tập trung ở các xã, thị trấn vùng ngoài.

 Ông Nguyễn Văn Toản - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Văn Chấn cho biết: "Để nâng cao hiệu quả cho vùng trồng cây ăn quả, huyện chủ trương báo cáo tỉnh để xây dựng quy hoạch vùng cây ăn quả đến năm 2020; quy hoạch phát triển diện tích đến năm 2020 là 2.500 ha; quy hoạch vùng sản xuất tập trung; quy hoạch cơ cấu giống; quy hoạch giao thông và các hệ thống phụ trợ; quy hoạch vùng sản xuất phân bón và chế biến sản phẩm. Huyện đang tiến hành xây dựng các mô hình sản xuất cam an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”.

Hồng Duyên

Các tin khác
Tài xế phản ứng mức thu phí làm tê liệt nhiều giờ ở trạm BOT Sóc Trăng.

Các trạm thu phí BOT như cầu Rác, Bến Thủy, Bờ Đậu, Biên Hòa, Sóc Trăng... mà đỉnh điểm là BOT Cai Lậy đã bị lái xe và người dân liên tục phản đối bằng cách dùng tiền lẻ trả phí, hoặc cố tình để phương tiện nằm chình ình làn thu phí gây ùn tắc giao thông kéo dài, khiến nhà đầu tư liên tục phải tiến hành xả trạm.

Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Ảnh minh họa.

Kể từ ngày 10/1, những khách hàng là đối tượng ưu tiên có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh sẽ được Agribank giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm.

Nhờ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, anh Hoàng Văn Cứu ở thôn Khau Sảo, xã Minh Tiến đã mua được trâu giống. (Ảnh: A Mua)

YBĐT - Từ các nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2017, huyện Lục Yên đã có trên 1.700 hộ thoát nghèo. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục