Góp phần bảo vệ rừng Yên Bái bền vững

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 10:35:15 AM

YBĐT - Sau 7 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), chất lượng rừng đã được nâng lên, giữ vững, duy trì hệ sinh thái rừng đầu nguồn nói riêng và rừng toàn tỉnh Yên Bái nói chung.

Rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt.
Rừng đầu nguồn được bảo vệ tốt.

Là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, hiện toàn tỉnh có 523.275 ha đất lâm nghiệp, chiếm 75,9% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 479.626 ha (đất có rừng 387.576 ha, chiếm 74,7% diện tích đất lâm nghiệp; đất chưa có rừng 92.050 ha; đất trồng rừng chưa thành rừng 21.881 ha...). 

Trong 479.626 ha đất lâm nghiệp thì rừng phòng hộ 152.794 ha (bao gồm cả rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chưa có rừng), rừng đặc dụng 36.147 ha, rừng sản xuất 290.684 ha.
 
Những năm qua, với sự lãnh đạo của tỉnh, đặc biệt là từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, sản xuất lâm nghiệp có những bước chuyển biến quan trọng; trong đó, đã chuyển từ lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội và là một trong những ngành có vị trí quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
 
Có thể khẳng định, sau 7 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã mang lại những lợi ích to lớn cho một bộ phận nhân dân sống gần rừng và sống bằng nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đời sống còn nhiều khó khăn. 

Tiền DVMTR là một nguồn tài chính quan trọng, góp phần làm giảm bớt áp lực cho việc bố trí cân đối ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
 
Hiện, tổng diện tích rừng nằm trong lưu vực có cung ứng DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh là 213.113,8 ha (diện tích quy đổi 205.182,7 ha) với 22 chủ rừng là tổ chức, 8 chủ rừng không phải là tổ chức nhưng được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ (các hạt kiểm lâm được UBND các huyện, thị xã giao trách nhiệm quản lý rừng tổ chức giao khoán bảo vệ rừng) và trên 20 ngàn hộ cá nhân.
 
Hàng năm, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đều có hướng dẫn các chủ rừng, UBND các huyện rà soát, xây dựng hồ sơ, kế hoạch chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái đã chủ động đàm phán và tổ chức ký kết hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2017, toàn tỉnh đã thu và chi trả trên 68 tỷ đồng và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã thanh toán tiền DVMTR cho các chủ rừng, các hộ gia đình trên 73 tỷ đồng.
 
Ông Tô Xuân Quý - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cho biết: "Thực tế cho thấy, hiện nay người dân các địa phương có rừng trên địa bàn tỉnh đã ý thức hơn trong bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng xâm chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép đã giảm rõ rệt và gần như không còn xảy ra tại các khu vực chi trả DVMTR". 

"Bên cạnh đó, chính sách chi trả tiền DVMTR được triển khai đã tạo bước phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân làm nghề rừng, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn, góp phần vào công tác ổn định dân cư, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh” - ông Quý nói.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong năm 2018, Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Yên Bái dự kiến thu trên 69 tỷ đồng tiền DVMTR và chi trả tiền DVMTR năm 2017 cho các chủ rừng trên 68 tỷ đồng. 

Song song với chi trả cho các chủ rừng, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách chi trả DVMTR để người dân hiểu rõ hơn về chính sách; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả DVMTR cho đúng đối tượng. Tham mưu với UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành tăng cường công tác chỉ đạo, đôn đốc thu nộp và ký ủy thác chi trả DVMTR theo đúng quy định.

Thanh Phúc

Các tin khác

Mùa nắng nóng năm 2024 đã đến. Trước những khó khăn trong đảm bảo cung ứng điện đã được dự báo trước, đặc biệt là cao điểm mùa nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 7, nhiều khách hàng trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã sẵn sàng đồng hành cùng ngành điện và cộng đồng tham gia thực hiện các chương trình tiết kiệm điện, dịch chuyển phụ tải, điều chỉnh phụ tải (DR)…, góp phần hạn chế những nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống lưới điện quốc gia.

Sau phiên đấu thầu vàng ngày 23/4, NHNN sẽ tiếp tục phiên đấu thầu tiếp theo vào 25/4.

Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục