Lần đầu tiên sữa bột pha sẵn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/1/2018 | 5:15:02 PM

Lần đầu tiên sữa bột pha sẵn của Việt Nam có giấy thông hành vào thị trường Mỹ nhờ được đối tác đánh giá chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh.

Lễ ký hợp đồng xuất khẩu sữa đi Mỹ.
Lễ ký hợp đồng xuất khẩu sữa đi Mỹ.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, cho biết theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sữa đến năm 2020 đặt ra ở mức rất khiêm tốn, chỉ từ 120-130 triệu USD/năm. Thế nhưng, với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN), năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sữa của Việt Nam đã đạt 300 triệu USD, chủ yếu là các loại sữa chua, sữa nước đi các thị trường Trung Đông, Myanmar, Campuchia,… Không những xuất khẩu sản phẩm, các DN Việt đã đầu tư mạnh mẽ ra nước ngoài từ trang trại nuôi bò đến nhà máy chế biến để cung cấp sản phẩm cho thị trường Việt Nam và các nước.

Đầu năm 2018, ngành sữa Việt Nam có thêm thị trường mới là Mỹ khi DN tìm kiếm được phân khúc thị trường có lợi thế cạnh tranh và quyết tâm đầu tư mạnh để đáp ứng yêu cầu khắt khe của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).

Theo đó, sáng nay 18-1, tại TP HCM đã diễn ra lễ ký hợp đồng xuất khẩu sữa sang Mỹ giữa Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood (Nutifood) và Công ty thực phẩm Delori (Mỹ) dưới sự chứng kiến của đại diện Bộ Công Thương, Hiệp hội Sữa Việt Nam, lãnh đạo các ban ngành tại TP HCM.

Theo đó, Công ty thực phẩm Delori sẽ nhập khẩu và phân phối sữa bột pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn Pedia Plus vào khoảng 300 siêu thị tại bang Califonia (Mỹ). Dự kiến doanh thu xuất khẩu năm đầu tiên khoảng 20 triệu USD và nâng lên 100 triệu USD trong 5 năm tới. Đây là sản phẩm đang được bán chạy tại thị trường Việt Nam, sản phẩm xuất khẩu chỉ khác về thiết kế bao bì, ghi nhãn theo quy định thị trường Mỹ.

Ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nutifood, cho biết để có giấy thông hành xuất khẩu sữa Pedia Plus vào Mỹ, 2 bên đã mất khoảng 2 năm chuẩn bị để đáp ứng quy định của FDA và tiếp nhận đánh giá của người tiêu dùng Mỹ khi dùng thử sản phẩm. Nutifood đã đầu tư 1 triệu USD để đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực theo quy trình quản lý của FDA. Ngoài ra, công ty này cũng đã có kế hoạch xây dựng nhà máy tại Mỹ trong 2-3 năm tới để thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
 
                                                                                                                                        (Theo NLĐ)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục