Cây đao riềng ở Quy Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/1/2018 | 7:10:02 AM

YBĐT - Năm 2016, tổng diện tích đao riềng toàn xã Quy Mông, huyện Trấn Yên có trên 35 ha, năm 2017 tăng lên 50,5 ha, cho tổng sản lượng 2.700 tấn củ tươi, mang lại cho người dân nguồn thu trên 5 tỷ đồng.

Người dân xã Quy Mông thu hoạch đao riềng.
Người dân xã Quy Mông thu hoạch đao riềng.


Để tạo điều kiện cho những người trồng đao có nơi tiêu thụ sản phẩm cũng như nâng cao thu nhập, xã đã giúp người dân thành lập hợp tác xã (HTX) sản xuất miến đao với 7 thành viên. HTX hoạt động đã giúp người dân tiêu thụ sản phẩm bột làm ra không phải chịu biến động của thị trường bột, từ đó yên tâm trồng đao.
 
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đợt mưa lũ hồi tháng 10/2017 một số diện tích đao riềng tại vùng đất soi ven sông tại thôn 2, thôn 3 đã bị phù sa vùi lấp khiến năng suất, sản lượng giảm, song nhờ năm nay phần lớn bột đao đã được dùng làm ra sản phẩm miến nên thu nhập của các hộ dân vẫn ổn định kinh tế.
 
Ông Hoàng Lê Tường, thôn 3 cho biết: "Nếu như những năm trước, gia đình tôi thu được 2,5 tấn đao tươi/sào, tương đương với 3 tạ bột, bán với giá 20 nghìn/kg bột thu được 6 - 7 triệu thì  năm 2017 thu được ngót 2 tấn đao tươi/sào và thu được gần 2,5 tạ bột. Nếu bán bột ra thị trường, chỉ thu được trên 3 triệu, nhưng rất may có HTX sản xuất miến đao nên gia đình cũng được ngót 1,5 tạ, với giá bán trên 35 - 50 nghìn đồng/kg, thu được 5 - 7 triệu đồng/sào”.
 
Gia đình bà Trần Thị Thành, thôn 2 cũng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nhiều gây xói lở mất một phần diện tích nhưng do được bán bột thuận lợi nên gia đình vẫn quyết tâm bám trụ với nghề này. 

Bà Thành chia sẻ: "Cây đao riềng vốn phù hợp với đất soi bãi ven sông, cây dễ trồng và chăm sóc, lại cho nguồn thu nhập cao hơn so với cây lúa. Tuy năm nay diện tích đao của gia đình giảm do những bãi ven sông bị xói lở, giá cả thị trường bột đao cũng có biến động, nhưng ở đây có HTX sản xuất miến đao nên năm 2018 tôi vẫn tiếp tục trồng đao để phát triển kinh tế”.

Với những người dân trồng đao, họ đều rất quyết tâm phát triển kinh tế từ cây trồng này. Do vậy, năm 2017 toàn xã đã trồng 50,5 ha cho tổng sản lượng 2.700 tấn củ tươi, ước tính tổng thu nhập từ cây đao riềng của người dân Quy Mông năm 2017 là gần 5 tỷ đồng.
 
Theo đồng chí Phùng Tiến Hiển - Phó Chủ tịch UBND xã: "Tuy HTX sản xuất miến đao của xã mới đi vào hoạt động, nhưng bước đầu đã tiêu thụ được đáng kể lượng bột đao của người dân địa phương. Từ bột đao chế biến thành sản phẩm miến, bước đầu giúp người dân Quy Mông giới thiệu sản phẩm miến của mình tới khách hàng, tạo chỗ đứng trên thị trường". 

"Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với các ngành chức năng để quảng bá sản phẩm. Đồng thời, triển khai nhiều lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ cho người dân, tăng năng suất, chất lượng bột đao, góp phần tạo dựng niềm tin với khách hàng, giúp người trồng đao của xã yên tâm gắn bó với cây trồng này” - Phó Chủ tịch Hiển nói.
 
 Hàng năm, xã cũng chủ động tuyên truyền để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng đất vườn, soi bãi mở rộng diện tích như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Quy Mông nhiệm kỳ 2015 - 2020 mở rộng diện tích trồng đao riềng từ 63 - 70 ha vào năm 2020.

Minh Huyền - Quyết Thắng

Các tin khác

Ngày 27/4 vàng miếng SJC lên 85,22 triệu đồng/lượng - lập kỷ lục mới. Các chuyên gia khuyến cáo nhà đầu tư nên cân nhắc vì đầu tư vào thị trường vàng hiện rất rủi ro.

Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục