Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ: Tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 21/2/2018 | 2:08:49 PM

YBĐT - Những năm gần đây, mặc dù gặp phải không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, song bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp của thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn vẫn có bước phát triển; tỷ trọng nông, lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa các sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Mô hình trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.
Mô hình trồng cam mang lại hiệu quả kinh tế cao ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ.

Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ có địa hình đồi dốc, nhiệt độ trung bình năm 22,80C, lượng mưa trung bình năm 139,04 mm, độ ẩm trung bình đạt 80%. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại cây trồng phát triển. Phát huy lợi thế đó, thời gian qua, nhân dân thị trấn đã đưa các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương vào trồng; đồng thời, tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật về chăm sóc và thu hái các loại cây trồng.
 
Nhờ đó, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích từ vài chục tới hàng trăm héc - ta như: vùng trồng lúa Séng cù ở tổ 3A, 3B; trồng cây ăn quả ở tổ 7, 4B, 6A, 6B; trồng cây lâm nghiệp ở tổ 2A, 2B, 5B; chăn nuôi gia súc, gia cầm ở 2B, 3B, 5A, 5B...
 
Để góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đến nay, thị trấn đã thành lập được các tổ liên kết trong sản xuất trồng rau, trồng lúa chất lượng cao, trồng cây ăn quả để các hộ trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, đưa hàng hóa ra thị trường và phát triển các thương hiệu hàng hóa một cách bền vững.
 
Đối với cây chè, xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nên nhân dân tiếp tục trồng mới và cải tạo diện tích chè già cỗi bằng các giống chè cho năng suất, chất lượng cao như: LDP 2, Phúc Vân Tiên, PH1...với tổng diện tích gần 500 ha; sản lượng ước đạt 6.500 tấn/năm; tổng giá trị ước đạt 26 tỷ đồng/năm.

Thực hiện Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng", nhiều hộ gia đình nông dân ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã chủ động xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng đến gần 1 tỷ đồng mỗi năm. Tiêu biểu như mô hình chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông Phạm Hữu Long ở tổ 1; mô hình trồng thanh long ruột đỏ, nhãn ghép của gia đình bà Trần Thị Dung ở tổ 4A; mô hình trồng cam của gia đình ông Đàm Thế Yêm ở tổ 7...
 
Nhờ có những chuyển dịch tích cực trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên đến nay, diện mạo của thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã có nhiều thay đổi, đời sống kinh tế, xã hội ngày càng được nâng lên, trở thành vùng quê trù phú có nhiều sản vật nổi tiếng được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến.
 
Hiện tại, thị Nông trường Nghĩa Lộ có 70% số hộ gia đình có thu nhập từ 80 - 200 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm; 100% số hộ gia đình có xe máy và phương tiện nghe nhìn…

Nhằm tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời gian tới, thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn cho nông dân về vay vốn phát triển sản xuất; phối hợp với ngành chức năng mở các lớp chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân và tư vấn cho nông dân về đầu tư  vốn, ứng dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; vận động, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể; thực hiện tốt chương trình liên kết " 4 nhà"; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng  Chính sách xã hội  tín chấp ủy thác cho nông dân vay vốn.

Hồng Oanh

Các tin khác
Khách hàng giao dịch vàng tại Hà Nội.

Phiên mở cửa sáng 24/4, giá vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng, trong khi vàng nhẫn của Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng thêm 100.000 đồng/lượng.

Cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình trao đổi kỹ năng mua bán hàng hóa qua mạng xã hội.

Thời gian qua, công tác phòng chống buôn lậu (PCBL), gian lận thương mại và hàng giả (GLTMHG) trên địa bàn huyện Yên Bình đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Diễn tập ứng phó phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện Trấn Yên.

UBND tỉnh yêu cầu tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là các khu vực trọng điểm; sẵn sàng hỗ trợ các địa phương về lực lượng, trang thiết bị chữa cháy, thông tin điểm cháy, công tác chỉ huy khi có cháy rừng lớn xảy ra; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực lâm nghiệp và dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng...

Người dân xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây dâu.

3 tháng đầu năm, người dân Trấn Yên đã trồng mới được 90 ha, bằng 58,5% kế hoạch năm, nâng tổng diện tích dâu toàn huyện lên 999 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục