Triển vọng cải dầu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/2/2018 | 7:40:04 AM

YBĐT - Cây cải dầu ở Mù Cang Chải không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp lạ lẫm của nó khi thu hút ngày một nhiều khách du lịch đến với Yên Bái. Đây là năm thứ 2 đưa loại cây này vào trồng trên những thửa ruộng bậc thang.

Cán bộ xã Chế Cu Nha kiểm tra cánh đồng trồng cải dầu của nông dân trong xã.
Cán bộ xã Chế Cu Nha kiểm tra cánh đồng trồng cải dầu của nông dân trong xã.


Đây là năm thứ 2 đưa loại cây này vào trồng trên những thửa ruộng bậc thang, cây cải dầu đang mở ra triển vọng mới cho nông dân địa phương khi Công ty cổ phần Phát triển Du lịch xanh Thịnh Đạt (gọi tắt là Công ty Thịnh Đạt) ngoài việc cung ứng giống, phân bón, bao tiêu toàn bộ sản phẩm theo giá cam kết, còn dự kiến đầu tư trên 20 tỷ đồng xây lắp nhà xưởng ép dầu thực vật tại xã Púng Luông...

Qua một năm đầu triển khai gieo trồng giống cây cải dầu với diện tích trên 400 ha, vụ đông xuân năm 2017 - 2018, diện tích gieo trồng cải dầu được huyện Mù Cang Chải chủ trương thu hẹp với 70 ha, được trồng chủ yếu tại 3 xã: Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình. Trong đó, Nậm Khắt trồng 50 ha; La Pán Tẩn và Dế Xu Phình mỗi xã 10 ha. Năm nay, huyện tạo điều kiện cho Công ty Thịnh Đạt trực tiếp quản lý cung cấp giống và thuê người dân trồng cây cải dầu.
 
Tại Nậm Khắt - xã trọng điểm trồng cải dầu tập trung của huyện, nhân dân địa phương đã hoàn thành gieo trồng 50 ha cây cải trên diện tích lúa một vụ. Do được các cán bộ Công ty Thịnh Đạt trực tiếp xuống đồng hướng dẫn kỹ thuật nên 100% diện tích gieo trồng cây cải dầu trên địa bàn xã được bảo đảm.
 
 Bà Thào Thị Dủ ở bản Nậm Khắt cho biết: "Trước đây, mỗi khi thu hoạch xong vụ lúa mùa, cả cánh đồng này của thôn đất bỏ không chờ đến vụ mùa năm sau mới làm. Cánh đồng của bản Nậm Khắt bằng phẳng trồng được cải dầu, lúa mỳ và khoai tây nên cán bộ huyện, cán bộ xã đã đưa để nhân dân trong bản trồng tăng thu nhập và phục vụ cuộc sống người dân chúng tôi”.
 
Khác với năm ngoái, năm nay, nông dân Mù Cang Chải rất vui khi Công ty Thịnh Đạt thực hiện hỗ trợ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm theo theo cam kết.
 
Ông Thào A Ký ở bản Nậm Khắt bộc bạch: "Năm nay, gia đình tôi được Công ty Thịnh Đạt hướng dẫn kỹ thuật và giao khoán cho trồng hơn 1.000 m2 cải dầu. Mình mừng và yên tâm lắm vì được Công ty hỗ trợ giống, hỗ trợ phân bón và còn cam kết mua cho toàn bộ sản phẩm. Cây hoa cải còn làm đẹp bản mình, thu hút nhiều du khách đến tham quan và chụp ảnh. Bà con cũng có thêm khoản thu nhập đáng kể”.

Sau một năm trồng thử nghiệm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, vụ đông xuân 2017 – 2018 này, xã Nậm Khắt mở rộng diện tích gieo trồng lên 50 ha. Ông Thào A Cheo - Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khắt cho biết: "Ngay sau khi nhận được kế hoạch của huyện, xã đã xây dựng kế hoạch và đề ra nghị quyết chuyên đề về sản xuất vụ đông xuân. Đặc biệt là chỉ đạo nhân dân ở các thôn, bản tham gia gieo trồng cây cải dầu bảo đảm diện tích và chỉ đạo nhân dân làm đất chuẩn bị trồng cây khoai tây và lúa mỳ cũng như gieo mạ chuẩn bị gieo cấy vụ xuân bảo đảm theo khung lịch thời vụ”.
 
Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, chu kỳ sinh tưởng của cây cải dầu kéo dài hơn 3 tháng, nếu chăm bón tốt theo đúng quy trình kỹ thuật thì năng suất ước đạt 2 tấn/ha.
 
Nếu tính theo giá cam kết của Công ty Thịnh Đạt thì mỗi héc - ta cải dầu trừ chi phí, nông dân cho thu hoạch trên 30 triệu đồng, cao hơn gấp 4 lần sản xuất lúa. Lợi ích của cây cải dầu không chỉ giúp dân tăng thêm thu nhập, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định để Công ty Thịnh Đạt sản xuất chế biến dầu thực vật các loại ngay tại địa phương, mà còn tạo cảnh quan đẹp, mở hướng phát triển du lịch sinh thái tại các địa phương.
 
Được biết, Công ty Thịnh Đạt dự kiến đầu tư trên 20 tỷ đồng xây lắp nhà xưởng ép dầu thực vật tại xã Púng Luông. Công ty cũng đang kiếm tìm các loại giống có khả năng chống chọi tốt với kiểu thời tiết khô hạn, sương muối, rét đậm, rét hại; nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất canh tác trên đất dốc, tạo ra các sản phẩm chất lượng mang tính cạnh tranh cao trên thị trường. Không còn hoài nghi, triển vọng từ cây cải dầu sẽ góp phần tăng thu nhập, mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân Mù Cang Chải.

P.M

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục