Văn Yên chú trọng phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 12/3/2018 | 8:14:35 AM

YBĐT - Năm 2018, ngân sách huyện sẽ đảm bảo đầu tư 100% kinh phí cho việc làm mới các tuyến đường loại đặc thù, bề rộng 1 m, dày 12 cm; người dân góp công để làm mặt đường, khơi thông cống rãnh, đắp lề đường.

Nhân dân xã Lâm Giang chung sức làm đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Lâm Giang chung sức làm đường giao thông nông thôn.


Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Đề án Phát triển giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh Yên Bái và của huyện Văn Yên giai đoạn 2016 - 2020 gắn với thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đường giao thông, ngay từ những tháng đầu của năm 2018, huyện Văn Yên đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống đường GTNT đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc đi lại cũng như giao thương phát triển kinh tế của nhân dân các địa phương. 

Là địa phương dự kiến sẽ cán đích nông thôn mới (NTM) vào quý II/2018, xã Hoàng Thắng đang đẩy nhanh việc thực hiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM và thời gian này, địa phương đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông nội thôn, nội đồng, đường đến các khu dân cư.
 
Với phương châm huy động nội lực tại chỗ là chính, kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân xã Hoàng Thắng đã tích cực đóng góp ngày công, tiền mặt, hiến đất, hoa màu trên đất để làm đường giao thông… và xã phấn đấu trong năm 2018, tất cả đường trục xã, liên xã; 50,4% đường trục thôn; 50% đường trục ngõ xóm được bê tông tông hóa. Điều này, đã làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay, những con đường lầy lội, nhỏ hẹp được thay bằng những con đường bê tông đi lại thuận tiện theo quy hoạch NTM.
 
Ông Lê Huy Trọng, thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng cho hay: "Nhiều con đường trong thôn trước đây lầy lội, hẹp, đi lại vất vả. Nhưng từ khi có chủ trương làm đường GTNT, chúng tôi đã góp công sức, hiến đất để làm đường. Từ nay, nhân dân sẽ có những con đường bên tông sạch đẹp, bằng phẳng để đi lại”.

Để có đường giao thông đi lại thuận tiện, người dân ở thôn 1, xã Lâm Giang cũng đã đồng sức, đồng lòng, chung tay, góp sức để nhanh chóng thi công tuyến đường nội thôn. Các hộ dân trong thôn đã không tính toán thiệt hơn tự nguyện hiến gần 1.000 m2 đất thổ cư, đất vườn tạp, phá bỏ, dịch chuyển hàng trăm mét tường rào, chặt bỏ hàng chục cây ăn quả để san tạo mặt bằng cùng với sự đầu tư của Nhà nước mở rộng đường GTNT. 

Ngoài các hộ dân trực tiếp hiến đất, tài sản, cây cối, hoa màu trên đất, thôn còn định mức mỗi khẩu đóng góp tiền mặt, vật liệu cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để xây dựng đường bê tông đảm bảo chất lượng.

Năm 2018, Văn Yên phấn đấu hoàn thành hệ thống GTNT cho 12 xã đạt chuẩn NTM với khối lượng khoảng 29 km; đường trục thôn cấp C miền núi được kiên cố hóa khoảng 50%, khối lượng thực hiện khoảng 54 km; 50 km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa đạt tiêu chuẩn cấp C miền núi. Huyện cũng đề ra mục tiêu năm nay làm mới một số ki-lô-mét đường loại đặc thù, bề rộng 1 m, dày 12 cm, phục vụ nhân dân đi lại dễ dàng. Ngân sách huyện sẽ đảm bảo đầu tư 100% kinh phí cho việc làm mới các tuyến đường này; người dân đóng góp công để làm mặt đường, khơi thông cống rãnh, đắp lề đường. Các tuyến còn lại, ngân sách huyện sẽ hỗ trợ vật liệu như: xi măng, cát, sỏi, đá... đến chân công trình.

Ông Vũ Quang Hải - Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: "Với mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, phong trào làm đường GTNT năm 2018 của huyện Văn Yên được phát động và triển khai theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
 
Trong thực hiện, UBND huyện tập trung phát triển đường GTNT tại các xã đặc biệt khó khăn, các thôn, bản đặc biệt khó khăn của huyện; đồng thời, gắn với phát động Phong trào "Toàn dân tham gia bảo vệ đường giao thông”.
 
Đặc biệt, huyện Văn Yên sẽ tập trung vào nâng cao vai trò nhân dân trong phát triển đường GTNT cũng như sự nghiệp phát triển nông thôn và xây dựng NTM; vận động nhân dân ủng hộ, hiến công, hiến kế, hiến đất, tài sản, hoa màu trên đất, tích cực đóng góp kinh phí để bê tông hóa các tuyến đường trên địa bàn cư trú. Vận động người dân tham gia vào tất cả các khâu trong quy trình làm đường GTNT tại các thôn, xóm, tổ dân phố theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát”.
 
Thu Nhài - Mỹ Vân

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục