Yên Bình đồng hành cùng doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/3/2018 | 8:31:53 AM

YBĐT - Đến hết năm 2017, huyện Yên Bình có 209 doanh nghiệp, trong đó có 101 công ty TNHH, 35 công ty cổ phần, 38 doanh nghiệp tư nhân, 35 hợp tác xã.

 

Huyện Yên Bình luôn quan tâm kịp thời tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển. Trong ảnh: Dây chuyền may của Công ty TNHH Daeseung Global tại Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, xã Thịnh Hưng (Yên Bình).
(Ảnh: Kiều Mười)
Huyện Yên Bình luôn quan tâm kịp thời tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển. Trong ảnh: Dây chuyền may của Công ty TNHH Daeseung Global tại Cụm Công nghiệp Thịnh Hưng, xã Thịnh Hưng (Yên Bình). (Ảnh: Kiều Mười)

Vài năm trở lại đây, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến hết năm 2017, huyện có 209 doanh nghiệp, trong đó có 101 công ty TNHH, 35 công ty cổ phần, 38 doanh nghiệp tư nhân, 35 hợp tác xã.
 
Thời gian qua, mặc dù phải chịu sự canh tranh gay gắt của nền kinh tế, khó khăn về đầu ra, về vốn nhưng với sự đồng hành của chính quyền, sự chủ động và chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp đã sản xuất, kinh doanh ổn định và đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.
 
Năm 2017, các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước trên 57 tỷ đồng, chiếm 44,5%  tổng thu cân đối trên địa bàn; tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hơn 3.000 lao động. Có được kết quả trên là do thời gian qua cấp ủy, chính quyền huyện đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp để xây dựng hình ảnh môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
 

Chế biến măng Bát độ xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành.
 
Năm 2017, UBND huyện đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong, ngoài huyện có cơ hội tìm hiểu và đầu tư trên địa bàn; thường xuyên thông tin các chương trình kinh tế - xã hội, giới thiệu tiềm năng thế mạnh của huyện tới các doanh nghiệp; cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn giúp các thành phần kinh tế tìm hiểu về chính sách thuế, đất đai, chính sách thu hút đầu tư; giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính, đảm bảo cơ chế thông thoáng; không can thiệp vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.
 
Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, huyện đã làm tốt công tác quy hoạch đất đai ở các xã thị. trấn; quy hoạch nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, phát triển cây ăn quả  làm cơ sở định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư kinh doanh, triển khai các dự án; đẩy mạnh xây dựng các công trình đường giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến và bao tiêu sản phẩm.
 
Nhờ có nhiều cơ chế chính sách thông thoáng thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trên địa bàn phát triển sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; đảm bảo việc làm, thu nhập của người lao động.

Ông Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty cổ phần Yên Thành cho biết: "Công ty cổ phần Yên Thành chuyên sản xuất ván dán và chế biến măng tre xuất khẩu. Thời gian qua, lãnh đạo huyện cũng như các cơ quan, đơn vị chức năng của huyện luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, tạo môi trường thông thoáng để đơn vị thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh. Năm 2017, mặc dù gặp không ít khó khăn, song Công ty đã sản xuất và tiêu thụ được trên 7.000 m3 gỗ rừng trồng, chế biến được trên 3 nghìn tấn măng Bát độ với tổng doanh thu đạt gần 45 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 80 lao động với mức thu nhập từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.

Để hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển, thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả năng lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, làm tốt chức năng định hướng, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có biểu hiện sách nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp; tập trung triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cho các doanh nghiệp đặc biệt là các lĩnh vực: đất đai, giải phóng mặt bằng, lao động, khoa học và công nghệ, vốn, xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường… để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tiếp cận, mở rộng thị trường.

Văn Thông

Các tin khác
Sáng 29/3 giá vàng SJC tăng lên mức 81,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng lên 71,23 triệu đồng/lượng. Sáng cùng ngày, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70,5 triệu đồng/lượng, cao hơn 750.000 đồng so với ngày 28/3.

Các ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ được giám sát chặt chẽ

14 tổ chức tín dụng có tầm quan trọng trong hệ thống sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, cảnh báo kịp thời các nguy cơ rủi ro trong hoạt động, ngăn ngừa rủi ro có tính trọng yếu, rủi ro mang tính hệ thống.

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. (Ảnh minh họa)

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa gửi công điện hỏa tốc yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh, mở ra nhiều cơ hội phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tủ bếp gỗ xuất khẩu của Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Lâm Phong, Khu công nghiệp Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế. Việc tận dụng FTA không chỉ giúp doanh nghiệp (DN) mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục