Văn Chấn: Liên kết để sản xuất nông nghiệp bền vững

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/4/2018 | 12:19:37 PM

YBĐT - Cuối năm 2017, lần đầu tiên, huyện Văn Chấn đăng ký thành công và đưa 20 mẫu nông sản chủ lực của huyện vào bày bán tại hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ tại Hà Nội. Đó là bước đi đầu tiên trong hoạt động liên kết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản của địa phương này.

Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra gian hàng nông sản thế mạnh của địa phương tại Siêu thị VinMart.
Lãnh đạo huyện Văn Chấn kiểm tra gian hàng nông sản thế mạnh của địa phương tại Siêu thị VinMart.


Thực hiện chủ trương sản xuất nông sản hàng hóa, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã tích cực kêu gọi đầu tư, mở rộng hợp tác với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp sạch. Xác định được những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, huyện đã quy hoạch thành những vùng chuyên canh tập trung.

Liên kết để được hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật; liên kết để giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm; liên kết để tạo ra nông sản sạch, với những gì đã và đang diễn ra trong ngành nông nghiệp ở Văn Chấn, nhu cầu liên kết ngày càng trở nên đa dạng hơn. Liên kết đã và đang được xem là một trong các giải pháp tối ưu để ngành nông nghiệp Văn Chấn phát triển ổn định và bền vững.

Bước đột phá từ liên kết sản xuất

Cuối năm 2017, lần đầu tiên, huyện Văn Chấn đăng ký thành công và đưa 20 mẫu nông sản chủ lực của huyện vào bày bán tại hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+ tại Hà Nội. Cùng với việc ký kết các hợp đồng bao tiêu các sản phẩm nông sản thế mạnh như: cam, quýt, gạo nếp Tan Tú Lệ, chè Shan tuyết Suối Giàng, thịt trâu sấy..., huyện còn tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngay tại các cửa hàng của hệ thống siêu thị.
 
Được trực tiếp thưởng thức và chứng kiến chất lượng các sản phẩm nông sản đặc sản, nhiều khách hàng rất hứng thú và chọn mua, dù giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại của các địa phương khác. Bà Trần Thị Gái ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội chia sẻ: "Tôi đã từng nghe đến cam Văn Chấn, gạo nếp Tú Lệ nhưng nay mới được thưởng thức tại Hà Nội thấy rất dẻo và thơm ngon. Đặc biệt, gạo nếp Tú Lệ rất dẻo và vị thơm rất đặc trưng. Tôi đã mua vài cân để dùng và sẽ chia sẻ để nhiều người cùng dùng các sản phẩm nông sản của Văn Chấn”.

Liên kết để hỗ trợ bao tiêu và quảng bá sản phẩm là một trong những hoạt động tăng cường liên kết "4 nhà” của huyện Văn Chấn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản. Thực hiện chủ trương sản xuất nông sản hàng hóa, thời gian qua, huyện Văn Chấn đã tích cực kêu gọi đầu tư, mở rộng hợp tác với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp sạch.
 
Xác định được những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, huyện đã quy hoạch thành những vùng chuyên canh tập trung. Những vùng sản xuất lúa cùng một giống, vùng chuyên canh cam, vùng chè được ứng dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch đã bước đầu tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, số lượng lớn và tương đối đồng đều, đáp ứng nhu cầu thị trường.
 
Bên cạnh đó, huyện cũng khuyến khích những người nông dân tăng cường mối liên kết, tương trợ lẫn nhau thông qua hoạt động của các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác xã. Từ năm 2017 đến nay, đã có thêm 4 HTX cùng hàng chục tổ hợp tác khác mới thành lập, nâng tổng số HTX trên địa bàn huyện lên trên 40 đơn vị. Việc thành lập HTX không chỉ giúp bà còn nông dân tiếp cận về vốn, kiến thức khoa học kỹ thuật mà còn đại diện với tư cách pháp nhân đứng ra lo đầu vào, đầu ra cho các sản phẩm nông sản của xã viên.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
 
Tuy nhiên, với trên 16.000 ha đất nông nghiệp, hàng năm, sản lượng lương thực có hạt của huyện đạt trên 64.000 tấn, sản lượng quả tươi trên 18.000 tấn, con số một vài trăm tấn nông sản được bao tiêu vẫn quá nhỏ bé.
 
Ông Tống Ngọc Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Việt Bắc, đơn vị trung gian đưa các sản phẩm nông sản của Văn Chấn vào hệ thống siêu thị Vinmart đánh giá: "Qua khảo sát, nghiên cứu thị trường chúng tôi thấy, các sản phẩm nông sản của Văn Chấn có rất nhiều lợi thế cạnh tranh như: chất lượng, hương vị rất đặc trưng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn vẫn còn thiếu bền vững. Đặc biệt, nông dân còn thiếu tính chuyên nghiệp trong sản xuất, cũng như liên kết, hợp tác sản xuất. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu, hợp tác, tiến tới mở rộng, bao tiêu các mặt hàng nông sản chủ lực để giúp nông dân Văn Chấn tập trung sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn”.

Trên thực tế, việc liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở Văn Chấn mới ở từng công đoạn, trong đó tập trung vào khâu sản xuất. Huyện vẫn thiếu các mắt xích quan trọng trong chuỗi sản sản xuất nông sản hàng hóa là thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, các khâu chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch còn rất hạn chế, dẫn đến chất lượng chưa đồng đều, mẫu mã xấu, thời gian bảo quản sau thu hoạch rất ngắn. Đây là những yếu tố làm giảm giá trị và lợi thế cạnh tranh của nông sản khi vào những thị trường khó tính.

 Để tăng cường mối liên kết "4 nhà”, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, huyện đang tiếp tục chỉ đạo các địa phương cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu nông nghiệp hết sức quyết liệt theo các lĩnh vực ngành. Tiếp tục rà soát quy hoạch các vùng chuyên canh, thâm canh sâu, các sản phẩm là thế mạnh của địa phương, tập trung xây dựng các vùng chuyên canh nông sản theo hướng rải vụ. Huyện cũng đề nghị các cấp điều chỉnh, bổ sung chính sách kịp thời, góp phần tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Đồng thời, mở rộng các mô hình, liên doanh, liên kết nông dân, doanh nghiệp, HTX và chính quyền các cấp trên cơ sở các mô hình phát triển thời gian qua.

Liên kết trong sản xuất là việc làm tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Với kết quả bước đầu từ liên kết sản xuất, cùng những yêu cầu đặt ra cho sản xuất nông nghiệp, huyện Văn Chấn đang nỗ lực kết nối "4 nhà”, tạo chuỗi liên kết bền vững cho sản xuất nông nghiệp nói chung.

Trần Van

Các tin khác
Ảnh minh họa

Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình và vùng hạ du đập, hồ chứa nước; tổ chức hướng dẫn, diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du đập, hồ chứa nước xung yếu.

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng sẽ được điều chỉnh tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/lít và điều chính tăng thuế đối với một số loại như dầu, than...

Cán bộ Chi cục Thuế huyện Trạm Tấu triển khai nhiệm vụ thu tháng đầu quý II/2018.

YBĐT - Thời gian qua, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế luôn được ngành thuế tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm. 

Kiểm soát viên HTX Nông sản sạch Phù Nham hướng dẫn hội viên chăm sóc, thu hái cà chua.

YBĐT - Chính thức thành lập, ra mắt và đi vào hoạt động từ tháng 3/2018, HTX Nông sản sạch Phù Nham có 3 thành viên tham gia đồng sáng lập với mong muốn sản xuất sản phẩm nông sản sạch tập trung, tạo nguồn sản phẩm tin cậy cho người tiêu dùng trong và ngoài địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục