Hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/4/2018 | 2:52:01 PM

YênBái - YBĐT - Tích cực hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, đến nay toàn huyện Văn Yên đã có trên 300 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ. Trong đó, có nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển.

3 ha cây đinh lăng cao sản tốt đều và giá thị trường ổn định, sau 2 năm trồng sẽ cho gia đình chị Trần Thị Thu Hà, thôn Chăn Nuôi, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên lãi khoảng 500 - 600 triệu đồng. Mô hình trồng đinh lăng cao sản đầu tiên của xã Yên Hợp có được là nhờ sự nhanh nhạy trong phát triển kinh tế của chị Hà cũng như sự tạo điều kiện của Hội Phụ nữ trong việc tập huấn kỹ thuật cũng như nguồn vốn vay. Đây cũng là mô hình mở hướng đi mới cho chị em ở địa phương phát triển kinh tế.



Chị Trần Thị Thu Hà, thôn Chăn Nuôi, xã Yên Hợp, huyện Văn Yên kiểm tra vườn đinh lăng cao sản của gia đình.

Còn chị Hà Hồng Lĩnh ở thôn Chăn nuôi, xã Xuân Ái, huyện Văn Yên lại chuyển đổi diện tích ngô, khoai kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Năm 2015, chị Lĩnh là 1 trong 6 hộ thực hiện thí điểm mô hình này của xã Xuân Ái với tổng diện tích 3,5 ha. Qua 3 năm trồng, chị tính ra, với cùng diện tích 0,5 ha đất soi bãi nếu như trước đây của gia đình chị trồng ngô, khoai chỉ thu được 10 - 12 triệu đồng/năm thì nay trồng dâu tằm đã thu được 60 – 70 triệu đồng/năm. Từ hiệu quả mô hình thí điểm như chị Lĩnh, năm 2018 này, Xuân Ái đã có 22 hộ đăng kí thực hiện mô hình trồng dâu nuôi tằm, đưa diện tích dâu tằm toàn xã lên 6,6 ha.

Trồng dâu nuôi tằm là một trong những hướng phát triển kinh tế mới của huyện Văn Yên. Trong đó, Xuân Ái là xã đi đầu trong việc triển khai mô hình, giúp người dân nói chung và hội viên phụ nữ nói riêng nâng cao thu nhập góp phần cùng toàn xã nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm vào năm 2018.

Giúp hội viên sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Văn Yên đã thành lập các tổ, nhóm phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế; hỗ trợ vốn, cây con giống, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật cho chị em. Đồng thời, các cấp hội đẩy mạnh ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, thành lập và duy trì hoạt động các tổ tín dụng vay vốn tại 27 cơ sở Hội. Đến nay, đã có 140 tổ tín dụng vay vốn với dư nợ 151 tỷ đồng giúp chị em đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh. 

Tích cực hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, đến nay, toàn huyện Văn Yên đã có trên 300 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ; trong đó, có nhiều mô hình cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế của địa phương ngày càng phát triển. 

Minh Huyền – Hoài Văn

Các tin khác
Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục