Văn Chấn chăm sóc lúa xuân

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/5/2018 | 1:45:44 PM

YBĐT - Mặc dù ảnh hưởng của các đợt rét đậm, rét hại ngay từ đầu vụ song do làm tốt công tác chỉ đạo, thực hiện nghiêm ngặt khung lịch thời vụ nên hiện nay, toàn bộ diện tích lúa xuân của huyện Văn Chấn sinh trưởng, phát triển tốt và đang bước vào giai đoạn trỗ cờ, đỏ đuôi.

Cánh đồng một giống tại thôn Khá Thượng 2, xã Thanh Lương phát triển tốt.
Cánh đồng một giống tại thôn Khá Thượng 2, xã Thanh Lương phát triển tốt.

Vụ đông xuân năm nay, xã Thanh Lương gieo cấy 152 ha. Nhờ thực hiện tốt các khâu trong chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh nên đến thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa của xã sinh trưởng và phát triển tốt, không có sâu, bệnh hại. Đặc biệt, vụ đông xuân năm nay, thôn Khá Thượng 2, xã Thanh Lương thực hiện cánh đồng một giống với giống lúa đặc sản Séng cù trên diện tích 12,5 ha với 42 hộ dân tham gia.
 
Vừa đi thăm đồng, chị Định Thị Thuận cho biết: "Mọi năm, gia đình cấy các giống: Séng cù, Chiêm hương, HT1 trên cùng một diện tích này nên sâu bệnh nhiều, khó chữa, năm nay chỉ cấy một giống và được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng phân bón lá đúng định kỳ nên toàn bộ diện tích lúa của gia đình không bị bệnh khô vằn, đạo ôn thì rất ít".

Do điều kiện khí hậu của từng vùng trong huyện Văn Chấn khác nhau nên thời vụ và cơ cấu giống cũng khác nhau. Hiện nay, các xã vùng ngoài, vùng cánh đồng Mường Lò lúa đang trong giai đoạn trỗ và đỏ đuôi; các xã vùng cao, vùng thượng huyện đang giai đoạn làm đòng đến trỗ. Tuần qua, do mưa bão nên đã gây thiệt hại diện tích lúa tại một số xã như: Minh An trên 2,3 ha; thị trấn Nông trường Trần Phú 2,4 ha; Thượng Bằng La trên 21,4 ha. Hiện nay, các xã đang tập trung khắc phục diện tích bị thiệt hại.

Vụ đông xuân năm 2018, toàn huyện Văn Chấn đã gieo cấy 4.103 ha. Để chuẩn bị cho vụ xuân thắng lợi, huyện đã tích cực đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất phục vụ sản xuất, nhất là việc cung ứng đủ lượng giống bảo đảm chất lượng đến tay nông dân. Cùng với việc chuẩn bị giống, công tác thủy lợi cũng được huyện đặc biệt chú trọng với việc phát động chiến dịch ra quân làm thủy lợi; các xã, thị trấn đã huy động nhân dân nạo vét kênh mương nội đồng, bảo đảm nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.
 
Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tuyên truyền tới người dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: gieo sạ hàng, tăng diện tích bón phân viên dúi sâu, che phủ nilon kết hợp các biện pháp chăm sóc để mạ sinh trưởng phát triển tốt… Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp, đến nay, toàn bộ diện tích lúa của Văn Chấn sinh trưởng và phát triển tốt.
 
Bà Hoàng Thị Hải Yến - Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn cho biết: "Thời điểm này, Trạm chỉ đạo khuyến nông viên cơ sở thường xuyên bám đồng, theo dõi sát sao tình hình sâu, bệnh hại trên lúa và hướng dẫn nông dân chăm sóc lúa cuối vụ. Trạm phối hợp chặt chẽ với Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện phát hiện sớm sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời; mở các lớp tập huấn hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng loại, đúng cách, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho nông dân”.
 
Riêng từ ngày 2/5 – 10/5, Trạm Khuyến nông huyện Văn Chấn đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho 501 lượt hộ dân về kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cho lúa; kỹ thuật chăm sóc lúa và hoa màu; hướng dẫn trực tiếp cho 350 hộ dân và viết 2 bản thông báo gửi xuống thôn, bản về kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại lúa; kỹ thuật khắc phục hoa màu sau lũ...

Đến thời điểm này, toàn bộ diện tích lúa của huyện Văn Chấn đang sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, một số diện tích xuất hiện bệnh đạo ôn, sâu đục thân, khô vằn, rầy, bọ xít dài, chuột hại... cũng đã được cán bộ khuyến nông viên hướng dẫn người dân phun phòng trừ.
 
Theo dự báo, từ thời điểm này trở đi, lúa sẽ có hiện tượng nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, khô vằn. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn và nông dân không được chủ quan, tích cực thăm đồng, dự tính dự báo sự phát sinh của sâu, bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ theo nguyên tắc "4 đúng” (đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng nồng độ, đúng lúc) để cây lúa đạt năng suất, sản lượng cao nhất.

 Hồng Duyên

Các tin khác
Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình khen thưởng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã có thành tích xuất sắc trong năm 2023.

Sáng 20/4, huyện Yên Bình tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư trên địa bàn huyện năm 2024.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Giá vàng nhẫn tăng mạnh ngược chiều với vàng SJC.

Sáng nay (20/4), giá vàng nhẫn tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.

Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục