Công nghiệp Văn Chấn giữ nhịp tăng trưởng

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/5/2018 | 8:10:25 AM

YBĐT - Hiện nay, huyện Văn Chấn có 70 doanh nghiệp (DN) chế biến chè; 20 DN khai thác và chế biến đá; 15 DN khai thác và chế biến quặng sắt; 2 DN khai thác than; 5 DN khai thác và chế biến đá thạch anh; 3 DN sản xuất gạch; 5 DN sản xuất điện thương phẩm; 36 cơ sở sản xuất ván bóc…

 

Sản xuất, chế biến chè tại Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ.
Sản xuất, chế biến chè tại Công ty cổ phần Chè Nghĩa Lộ.


Theo ông Kim Tiến Dũng – Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Văn Chấn, lĩnh vực sản xuất, chế biến chè và khai thác vật liệu xây dựng cũng như sản xuất ván bóc là những thế mạnh của huyện. Tuy nhiên, những tháng đầu năm, chè mới bước vào đầu vụ nên sản lượng thấp, các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. Trong khi đó, nhiều DN trong lĩnh vực vật liệu xây dựng cũng chỉ hoạt động một phần công suất do chưa có nhiều công trình xây dựng khởi công thời gian này.
 
Ngoài ra, sản lượng của các doanh nghiệp sản xuất ván bóc cũng đạt thấp do chưa có nguyên liệu, thị trường tiêu thụ chưa thực sự sôi động. Trên cơ sở đánh giá tình hình cũng như những khó khăn trong sản xuất công nghiệp, huyện Văn Chấn tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, huyện chỉ đạo phòng chuyên môn làm việc với các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực để kịp thời tham mưu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho từng lĩnh vực sản xuất, từng doanh nghiệp.
 
Trong 4 tháng đầu năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện ước đạt 188,228 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 16,66% kế hoạch, vẫn giữ được nhịp tăng trưởng. Tuy nhiên, qua đánh giá, dù vẫn đang có tốc độ tăng trưởng khá so với cùng kỳ nhưng sản xuất công nghiệp Văn Chấn cũng có không ít khó khăn do: thiếu vốn, thị thường không ổn định, giá thành sản phẩm thấp, nhiều sản phẩm không có đầu ra.
 
Đặc biệt, mặc dù đã vào vụ chè mới nhưng các đơn vị sản xuất chè đang gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề thu mua nguyên liệu đầu vào cũng như sự hạn chế của đầu ra sản phẩm. Ngoài ra, việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp gặp nhiều khó khăn nên chưa phát huy được các thế mạnh của huyện.

Tiếp tục giải quyết những khó khăn, phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 385 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2018, huyện Văn Chấn đang tăng cường kiểm tra, nắm bắt, thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm giúp các doanh nghiệp chủ động trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ; vận động các doanh nghiệp phát huy cao nhất năng lực sản xuất, tăng cường thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm sản, khai thác khoáng sản.
 
Đối với các ngành công nghiệp chế biến, huyện sẽ duy trì các cơ sở chế biến nông, lâm sản hiện có, đổi mới công nghệ chế biến hiện đại thông qua các chương trình khuyến công; rà soát, sắp xếp các cơ sở chế biến chè và phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến.
 
Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, huyện khuyến khích các doanh nghiệp phát huy hết công suất các lò gạch tuynel hiện có, chú trọng phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung, các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn; phối hợp với các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ đầu tư của Công ty Luyện kim màu Yên Bái tại Cụm công nghiệp Sơn Thịnh; đồng thời, tiếp tục vận động, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, xây dựng, sản xuất trong Cụm công nghiệp này.

Hùng Cường

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục