Bộ TN&MT tập huấn phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 11 tỉnh miền núi phía Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/5/2018 | 5:15:12 PM

Sáng 22/5, tại Lào Cai, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn quản lý, sử dụng sản phẩm chuyển giao Đề án của Chính phủ "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá (TLĐĐ) các vùng miền núi Việt Nam” cho 11 tỉnh miền núi phía Bắc.

Những năm gần đây các tỉnh miền núi phía Bắc phải ghánh chịu hậu quả rất nặng nề từ thiên tai trượt lở đất đá gây ra. Nguồn ảnh: Internet
Những năm gần đây các tỉnh miền núi phía Bắc phải ghánh chịu hậu quả rất nặng nề từ thiên tai trượt lở đất đá gây ra. Nguồn ảnh: Internet

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm gần đây, cường độ mưa lớn đều tăng nên nguy cơ hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, đá tăng cao cả về diện và tần suất đặc biệt ở vùng núi Bắc Bộ. Những nơi có khả năng rủi ro cao do lũ quét là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn. 

Tại những tỉnh này, tình trạng mặt đệm xuống cấp nghiêm trọng, thảm phủ rừng và điều kiện địa chất, bề mặt đất dễ biến đổi. Nguyên nhân tự nhiên gây lũ quét, sạt lở đất là rõ ràng, nhưng những hoạt động của con người như chặt phá rừng đầu nguồn, biến đổi mặt đệm... đã làm hiểm họa này tăng cao hơn, thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Vì vậy việc hướng dẫn quản lý, sử dụng bộ sản phẩm "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ TLĐĐ các vùng miền núi Việt Nam” cho 11 tỉnh miền núi phía Bắc có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế kinh tế, giao thông, dân cư và kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt, giúp các địa phương thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do TLĐĐ gây ra trong mùa mưa bão.
                 
Buổi tập huấn còn dành nhiều thời gian trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc phòng chống thiên tai và cảnh báo nguy cơ TLĐĐ tại các địa phương.
 
(Theo Báo Tài nguyên - Môi trường)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục