Yên Bái hướng tới chấm dứt bạo lực đối với trẻ em

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/5/2018 | 10:56:05 AM

YBĐT - Cùng với huyện Văn Chấn, huyện Lục Yên là một trong hai huyện của tỉnh Yên Bái được triển khai Dự án "Chấm dứt bạo lực đối với trẻ em” (EVAC) giai đoạn 2016-2020 do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tài trợ. 

Buổi tập huấn phương pháp kỷ luật trẻ tích cực cho người chăm sóc trẻ của Dự án EVAC tại huyện Lục Yên.
Buổi tập huấn phương pháp kỷ luật trẻ tích cực cho người chăm sóc trẻ của Dự án EVAC tại huyện Lục Yên.

Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn huyện Lục Yên quan tâm và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trẻ em trên địa bàn huyện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt vẫn cần các biện pháp can thiệp từ hệ thống, cơ chế và phương thức bảo vệ trẻ em tại cộng đồng để đạt được hiệu quả và giảm thiểu số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo môi trường sống tốt nhất cho trẻ em.
 
Theo khảo sát của Dự án EVAC, trên địa bàn huyện Lục Yên số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gần 500 trẻ, trẻ có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên 4.000 em, số trẻ có nguy cơ là nạn nhân bị bạo lực, xâm hại khá cao, cần các biện pháp can thiệp giảm thiểu số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo môi trường sống tốt cho trẻ. Do đó, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam đã chọn huyện Lục Yên để triển khai Dự án EVAC. Dự án triển khai tại các xã: Trung Tâm, Phúc Lợi, Lâm Thượng, Động Quan và Khánh Thiện.

Tại huyện Lục Yên, Dự án EVAC tập trung vào các hoạt động như: tăng cường năng lực cho cơ quan đối tác, đặc biệt là tăng cường năng lực cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em với các hoạt động tập huấn tập trung cho giảng viên nguồn để tuyên truyền cho cộng đồng về các vấn đề liên quan đến phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, di cư an toàn, phòng chống mua bán người, tập huấn kỷ luật tích cực; tăng cường sự hiểu biết, khả năng sẵn sàng tố cáo sự việc xảy ra trong cộng đồng...
 
Năm 2018, Dự án EVAC chú trọng triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, tập huấn nâng cao năng lực, hỗ trợ trẻ em và thanh niên có hoàn cảnh khó khăn hoặc là nạn nhân bị mua bán, bạo lực và vận động chính sách. 

Những tháng đầu năm 2018, Dự án EVAC tại Lục Yên đã mở 3 lớp tập huấn phương pháp kỷ luật trẻ tích cực cho gần 100 người chăm sóc trẻ tại 5 xã của Dự án; tổ chức các đợt thăm hộ gia đình có trẻ dễ bị tổn thương, thiết lập mối quan hệ với các gia đình; đồng thời, tiến hành khảo sát về các hành vi kỷ luật trẻ được sử dụng trong các hộ gia đình, từ đó xác định hộ gia đình thường sử dụng các hình thức kỷ luật trẻ để thực hiện các chuyến thăm hộ tiếp theo nhằm hỗ trợ và thay đổi hành vi kỷ luật trẻ tích cực hơn. 

Dự án đã tổ chức tập huấn 3 chủ đề: nhận biết các hành vi xâm hại trẻ em; nhận biết thủ đoạn của kẻ xâm hại trẻ em; những nguyên tắc an toàn chung cho 854 học sinh Trường Tiểu học và THCS Trung Tâm.
 
Ngoài ra, nhằm nâng cao kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi bạo lực thân thể trong trường học và gia đình, Dự án EVAC phối hợp với Trường THCS Chu Văn An, huyện Lục Yên tổ chức hội trại truyền thông phòng chống bạo lực trẻ em thông qua hình thức tiểu phẩm, trò chơi hái hoa dân chủ và vẽ tranh cho học sinh. Bên cạnh đó, 1.452 trẻ được bảo trợ thuộc 3 xã Động Quan, Phúc Lợi, Trung Tâm được truyền thông về phòng chống bạo lực trẻ em, lồng ghép vào dịp sinh nhật chung và trong các chuyến thăm.
 
Thông qua các trò chơi nhảy bao bố, đố vui "Nếu – Thì” trẻ học được cách nhận biết các hành vi bạo lực trẻ trong gia đình và trường học, cách ứng phó và bảo vệ bản thân, bạn bè khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ bị bạo lực. Cuối buổi truyền thông, trẻ vẽ tranh và ghi cam kết thực hiện một hành động để chấm dứt bạo lực thân thể đối với trẻ em.

Chị Phạm Thị Kiều Lê - cán bộ điều phối Dự án EVAC tại huyện Lục Yên cho biết: "Với các hoạt động tích cực từ khi khởi động, đến nay, Dự án EVAC tại huyện Lục Yên đã đạt được những kết quả bước đầu. Các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã quan tâm hơn nữa đến công tác phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Ngoài ra, trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt nhóm đối tượng dễ bị tổn thương tại các xã dự án đã thay đổi về thái độ, hành vi, nhận thức biết tự bảo vệ mình không bị bạo lực, xâm hại. Thời gian tới, Dự án EVAC tại huyện Lục Yên sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hướng tới giảm thiểu và chấm dứt bạo lực trẻ em trên địa bàn”.

Thu Hiền

Các tin khác
Người dân huyện Yên Bình chuyển hướng nuôi trồng các loại cá da trơn, cá đặc sản chất lượng cao.

Những năm qua, huyện Yên Bình chú trọng tập trung đổi mới sản xuất theo hướng hàng hóa chất lượng cao, chủ động xây dựng các liên kết theo chuỗi giá trị. Đây được xem là giải pháp hiệu quả để giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Người dân tìm hiểu mua vàng tại cửa hàng ở Hà Nội.

Sáng nay (28/3), giá vàng SJC tiến sát mốc 81 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tròn ở mức 70 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp vàng có xu hướng tăng mạnh giá mua vào.

Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện Trạm Tấu triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024.

Đó là thông tin tại phiên họp thường kỳ quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024 do Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Trạm Tấu tổ chức hôm nay-27/3.

Thức ăn cho lợn chủ yếu là do đồng bào Mông tự nấu từ rau, củ, quả tự trồng.

Từ lâu, đồng bào Mông ở Mù Cang Chải đã có thói quen tự cung tự cấp, nuôi lợn để thịt ăn vào ngày tết nên mỗi gia đình đều nuôi từ 1-2 con lợn đen, đeo gông, thả rông để lợn tự kiếm sống tự nhiên. Chính cách nuôi này đã khiến cho giống lợn đen bản địa của người Mông nơi đây trở thành giống lợn quý, thích ứng và sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên vùng cao khắc nghiệt, thịt thơm ngon, ưu thế hơn nhiều giống lợn địa phương khác, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, những mô hình chăn nuôi quy mô từ 20 con trở lên đã rất phổ biến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục