Xuất khẩu mây tre, cói Việt Nam sang Ấn Độ tăng hơn 1500%

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/6/2018 | 3:40:13 PM

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ trong 5 tháng qua đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, còn nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,71 tỷ USD...

Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Ấn Độ đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.

Có 8 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng đạt trên 100% trong 5 tháng đầu năm, trong đó xuất khẩu mây tre, cói thảm tăng đến 1549%.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm 2018 đạt 4,46 tỷ USD tăng 43,83% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 2,75 tỷ USD, tăng gấp đôi, còn nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1,71 tỷ USD tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, có 8 ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng đạt trên 100%, trong đó ngành hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng trưởng 526,3% so với cùng kỳ năm trước đạt 937,93 tỷ USD và trở thành ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Ấn Độ tính đến thời điểm hiện tại.

Xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện tiếp tục giữ được đà tăng trưởng, trong 5 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu ngành hàng này đạt 308,82 tỷ USD, tăng 47,5% so với cùng kỳ, và là ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 sau máy móc thiết bị.

Các mặt hàng khác có tốc độ tăng trưởng ấn tượng bao gồm xuất khẩu sản phẩm mây tre, cói thảm tăng 1549%; xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng 272,3%, đạt 73,15 triệu USD; xuất khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 227,9% đạt 118,12 tỷ USD; xuất khẩu sản phẩm từ chất dẻo tăng 145,4%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su tăng 135,2% …

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhập khẩu bông các loại trở thành ngành hàng có kim ngạch lớn nhất, đạt 243 triệu USD, tăng 41,8%.

Các mặt hàng khác có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước gồm linh kiện phụ tùng ô tô tăng 247,4%; quặng và khoáng sản khác, tăng 184,7%; kim loại thường tăng 153,4%; chất dẻo nguyên liệu tăng 121,4%.

Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, tính trong 4 tháng đầu năm 2018, thương mại song phương Ấn Độ - Việt Nam đạt 4,46 tỷ USD tăng 21,31% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu từ Ấn Độ đạt 2,26 tỷ USD giảm 8,48% so với 2,46 tỷ USD; nhập khẩu từ Việt Nam đạt 2,20 tỷ USD tăng 82% so với 1,21 tỷ USD cùng kỳ.
(Theo Vneconomy)

Các tin khác
Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021- 2024, huyện Yên Bình đã được giao vốn đầu tư thực hiện đạt trên 304,2 tỷ đồng.

Đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung vàng ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng ngay trong chiều nay (19/4) và sẽ tiến hành đấu thầu luôn trong thứ Hai tuần tới (22/4).

Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục