Vốn chính sách giúp đồng bào Viễn Sơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/7/2018 | 1:54:22 PM

YBĐT - Theo số liệu thống kê, đến tháng 6/2018, có trên 85% số hộ ở Viễn Sơn (Văn Yên) đã và đang thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách, mỗi năm có trên 100 lượt hộ được vay vốn và tổng dư nợ hiện tại của xã Viễn Sơn là 18,8 tỷ đồng, trong đó có 13,2 tỷ đồng là dư nợ của đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào Dao xã Viễn Sơn (Văn Yên) thu hoạch quê. (Ảnh: Thanh Miền)
Đồng bào Dao xã Viễn Sơn (Văn Yên) thu hoạch quê. (Ảnh: Thanh Miền)


Ông Bàn Kim Vạng, dân tộc Dao ở thôn Khe Dứa, xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên là người đã thoát nghèo nhờ đồng vốn tín dụng chính sách của Chính phủ. 5 năm trước, ông Vạng đã vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Yên thông qua tổ chức Hội Nông dân xã Viễn Sơn để mua cây quế giống, phân bón và thuê nhân công để mở rộng diện tích quế.
 
Thấy rõ lợi ích của cây quế, cộng với tinh thần hăng say lao động, cùng với sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật của cán bộ nông lâm nghiệp huyện, gia đình ông Vạng đã có 5 ha quế, từ 5 đến 10 năm tuổi, sinh trưởng và phát triển tốt, trị giá gần 10 tỷ đồng.
 
Không có nhiều diện tích đất như nhà ông Vạng, bà Bàn Thị Thùy, dân tộc Tày ở thôn Khe Qué cũng vay vốn từ NHCSXH huyện nhưng chọn nghề ươm cây quế giống để bán. Khoản vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng cộng với số vốn của gia đình đã giúp gia đình bà có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống đã và đang vươn lên.

Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, Viễn Sơn hiện vẫn còn 376 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 46,7%, trong đó, hộ nghèo chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số như Dao, Tày. Đứng trước thực trạng kể trên, Đảng ủy, chính quyền xã Viễn Sơn xác định, một trong những giải pháp xóa đói, giảm nghèo chính là nguồn vốn chính sách của Chính phủ.
 
Từ đó, xã luôn bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Ban Đại điện, Hội đồng Quản trị NHCSXH và hướng dẫn của NHCSXH để chỉ đạo thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách. 

Theo số liệu thống kê, đến tháng 6/2018, có trên 85% số hộ ở Viễn Sơn đã và đang thụ hưởng các chương trình tín dụng chính sách, mỗi năm có trên 100 lượt hộ được vay vốn và tổng dư nợ hiện tại của xã Viễn Sơn là 18,8 tỷ đồng, trong đó có 13,2 tỷ đồng là dư nợ của đồng bào dân tộc thiểu số.
 
Đồng bào Viễn Sơn vay vốn chủ yếu để phát triển cây quế - cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái. Ngoài ra, bà con còn mua trâu, bò sinh sản, mua máy móc vật tư nông nghiệp, đào ao thả cá, xây dựng công trình vệ sinh…
 
Khảo sát của NHCSXH huyện cho thấy, đồng bào Viễn Sơn vay vốn tín dụng chính sách đã mua được 213 con trâu, 11 máy xay xát, 50 máy cày bừa, trồng và chăm sóc hàng ngàn héc-ta quế; giúp 84 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn làm được nhà ở. Cùng với nguồn vốn tín dụng chính sách, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của bà con và sự hỗ trợ của Chính phủ đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo tại địa phương.
 
Tính đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp 526 lượt hộ nghèo ở Viễn Sơn có điều kiện vươn lên, góp phần giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã (năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 58,37%, năm 2016 là 53,07% và đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 46,71%).
 

Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và NHCSXH tỉnh Yên Bái trao đổi với bà con xã Viễn Sơn về tình hình sử dụng vốn chính sách.
 
Ông Bàn Phúc Hín – Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: "Chúng tôi biết ơn Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, giúp đỡ để đồng bào vươn lên; trong đó, nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những thí dụ điển hình nhất. Để đồng vốn tiếp tục phát huy hiệu quả, Đảng bộ, chính quyền xã nhận thấy, cần phải lồng ghép chương trình cho vay với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác; phải phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc nhận ủy thác". 

Ông Hín kiến nghị, "Về phía NHCSXH, đề nghị tăng thêm hạn mức và thời gian vay, nhằm góp phần nâng dần quy mô kinh tế hộ gia đình và đủ thời gian sử dụng đồng vốn vì thời gian sinh trưởng của cây quế rất dài, sau ít nhất 4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch”.

Ý kiến của Chủ tịch UBND xã cũng là kiến nghị chung của đồng bào Viễn Sơn, rất mong Chính phủ và NHCSXH quan tâm xem xét, để đồng vốn tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở Viễn Sơn và nhiều vùng quê khác vươn lên.

Lê Phiên

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục