Trồng rừng gỗ lớn - đòn bẩy cho kinh tế lâm nghiệp Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/7/2018 | 8:03:44 AM

YBĐT - Với trên 462.527 ha đất có rừng, Yên Bái thuộc tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc có lợi thế phát triển kinh tế lâm nghiệp (KTLN). 

Chế biến gỗ rừng trồng ở doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.
Chế biến gỗ rừng trồng ở doanh nghiệp tư nhân Đăng Khoa, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên.


Khai thác thế mạnh này, Yên Bái đã rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; rà soát quỹ đất rừng sản xuất giao quyền làm chủ cho người dân; quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến; đổi mới cơ chế, mô hình quản lý lâm nghiệp.

Nhờ đó, những năm gần đây, người dân thực sự quan tâm phát triển nghề rừng, đặc biệt là trồng rừng. Từ 2011 đến nay, trung bình hàng năm, toàn tỉnh trồng mới trên 15.000 ha rừng các loại, đưa độ che phủ rừng trên 62,8 %, đứng thứ 4 toàn quốc.
 
Đến nay, Yên Bái đã hình thành vùng sản xuất nguyên liệu giấy, gỗ cho công nghiệp chế biến lớn và xuất khẩu của tỉnh như: gỗ ván bóc, vỏ và tinh dầu quế, tre măng Bát độ, quả sơn tra... trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của vùng và cả nước về trồng rừng sản xuất. 

Cùng với trồng rừng, công nghiệp chế biến gỗ cũng phát triển mạnh. Từ năm 2016, toàn tỉnh còn 415 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng.

Tuy diện tích, sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng lên trong thời gian qua, nhưng chủ yếu là diện rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ với chu kỳ từ 5 - 7 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ, tỷ lệ gỗ xẻ chỉ chiếm từ 25 - 30% trong tổng sản lượng gỗ khai thác, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng thêm trên một đơn vị diện tích còn thấp. 

Để giải bài toán trên thì phát triển rừng gỗ lớn là một trong những hướng đi của ngành lâm nghiệp. 
Theo các chuyên gia và khảo sát tại các hộ đã tham gia trồng rừng gỗ lớn được biết việc chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn sẽ cho trữ lượng rừng, lượng tăng trưởng bình quân của rừng sau chuyển hóa cao hơn nhiều lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. 

Bình quân mỗi héc - ta rừng kinh tế trồng bằng các loại cây nguyên liệu giấy như: keo, bồ đề, bạch đàn… sau 5 năm chu kỳ khai thác trung bình chỉ đạt 50 m3 gỗ, bán thu gần 50 triệu đồng/ha, trừ tiền giống, phân bón, công chăm sóc còn thu về 30 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, nếu các loại cây trồng này sau hơn 10 năm khai thác, 1 ha rừng sẽ cho trữ lượng trên 120 m3 bán với giá như hiện nay sẽ đem về trên 120 triệu đồng/ha. Dẫu vậy, hiện nay, diện tích trồng rừng gỗ lớn chỉ còn ít.
 
Nguyên nhân chính do người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ tài chính cho một chu kỳ dài hơn 10 năm trồng rừng. Cùng đó, người trồng rừng thiếu vốn sản xuất. Nếu vay vốn thì khoản vay cũng thấp hơn nhu cầu đầu tư, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh rừng, lãi suất cao.

Để giải bài toàn trên, tỉnh đang xây dựng Đề án "Hỗ trợ phát triển các vùng trồng rừng gỗ lớn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo dự thảo Đề án, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ hình thành vùng kinh doanh gỗ lớn với qui mô 11.875 ha đáp ứng nhu cầu gỗ lớn phục vụ chế biến và xuất khẩu; đưa năng suất bình quân rừng trồng chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn đạt từ 12 m³/ha/năm trở lên. Đồng thời, tăng tỷ lệ gỗ lớn bình quân (gỗ xẻ có đường kính>15cm) từ 30-40% hiện nay lên 50 - 60% vào năm 2020 và trên 60% từ năm 2020 trở đi.
 
Đề án được triển khai trên địa bàn 5 huyện, thành phố: Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái. Đối tượng áp dụng là các hộ gia đình, cá nhân tham gia Đề án có diện tích đất lâm nghiệp từ 5 ha trở lên hoặc nhóm hộ, cá nhân liên kết liền lô, khoảnh đạt từ 5 ha trở lên. 

Cùng với đó là hàng loạt các chính sách hỗ trợ và các giải pháp kỹ thuật hỗ trợ người dân trồng và chuyển hoá rừng gỗ lớn. Cụ thể, hỗ trợ về cây giống keo nhập ngoại (Úc) với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha cho các hộ gia đình, cá nhân có diện tích trồng từ 5 ha trở lên; hoàn thiện việc giao cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định lâu dài theo quy định của Luật Đất đai cho các hộ gia đình, cá nhân. 

Cùng đó là thực hiện tốt các chính sách về khuyến nông, tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển cây gỗ lớn nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư được thuê đất, liên kết trồng rừng gỗ lớn gắn với xây dựng các nhà máy chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
 
Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đề án được kỳ vọng là đòn bẩy thúc đẩy KTLN, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. 

Văn Thông

Các tin khác
Lãnh đạo Sở Xây dựng trao Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh đạt đô thị loại V

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Yên tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh công nhận xã An Thịnh là đô thị loại V trực thuộc huyện Văn Yên.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025).

Lãnh đạo xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn trao đổi với người dân về chăm sóc cây cam để giữ vững Chỉ dẫn địa lý Cam Văn Chấn. *(Ảnh tư liệu)

Ngày 16/4, UBND huyện Văn Chấn phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm - Hà Nội và 9 xã vùng ngoài của huyện tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch hỗ trợ trồng mới, trồng cải tạo diện tích cam của huyện năm 2024.

Nhân dân xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn kiên cố hóa kênh mương nội đồng.

Triển khai nhiều giải pháp giúp các xã vùng khó khăn bứt phá trở thành xã nông thôn mới (NTM), huyện Văn Chấn quyết tâm phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM và 2 xã đạt NTM nâng cao trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục