Cây làm giàu ở Bảo Hưng

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/7/2018 | 2:16:16 PM

YBĐT - Đến nay, trong hơn 230 ha chè của toàn xã Bảo Hưng có tới 70% là chè chất lượng cao được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Vùng chè xanh an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao  của xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.
Vùng chè xanh an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao của xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên.

Bảo Hưng là xã có diện tích chè lớn nhất, nhì của huyện Trấn Yên. Trong tổng diện tích tự nhiên của xã là hơn 1.000 ha, thì 20% là diện tích trồng chè. 

Xác định chè là cây thế mạnh trong phát triển kinh tế, cũng là cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu phát triển nông - lâm nghiệp của xã, thực hiện Nghị quyết chuyên đề "Phát triển cải tạo trồng chè và chế biến sản phẩm chè”, lãnh đạo xã Bảo Hưng đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân trồng thay thế diện tích chè trung du già cỗi, chất lượng thấp bằng các giống chè chất lượng cao như: Bát tiên, Phúc vân tiên, LDP1, LDP2. Đồng thời, phối hợp với ngành chức năng mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến chè đến các hộ dân.
 
Đến nay, trong hơn 230 ha chè của toàn xã có tới 70% là chè chất lượng cao được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất chè búp tươi trung bình đạt 9-10 tấn/ha/năm. Cây chè trước đây đã giúp người dân Bảo Hưng xóa đói, giảm nghèo thì nay với giống mới, công nghệ sản xuất mới, chè đang giúp người dân xã Bảo Hưng vươn lên làm giàu.

Anh Phạm Ngọc Úy - người dân thôn Trực Thanh - một trong những thôn trọng điểm của xã Bảo Hưng về trồng chè với diện tích và sản lượng chiếm tới 70% sản lượng chè của toàn xã cho biết: "Trước, gia đình tôi chỉ có 0,3 ha chè trung du già cỗi, sản lượng thấp, hiệu quả kinh tế không đáng kể. Được xã tuyên truyền, vận động, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích chè trung du sang trồng chè Bát tiên. Ngay năm đầu tiên thu hoạch, cây chè giống mới đã cho sản lượng và chất lượng cao vượt bậc, do đó tôi đã quyết định mở rộng thêm 0,4 ha diện tích chè Bát tiên và LDP1”.
 
Được biết, trong 2 năm, 2016 - 2017, doanh thu từ sản xuất, chế biến chè của riêng thôn Trực Thanh đã đạt hơn 11,6 tỷ đồng.

Đi đôi với tập trung cải tạo chè, xác định việc xây dựng các nhóm hộ và hợp tác xã (HTX) sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm chè, do đó, xã Bảo Hưng đã thành lập HTX Chè xanh CLC Bảo Hưng và 6 nhóm hộ sản xuất với gần 300 hộ gia đình tham gia. HTX Chè xanh CLC Bảo Hưng do dự án QSEAP tài trợ, được đầu tư xây dựng hiện đại với đầy đủ các loại máy như: máy vò chè, máy tạo hương, máy sấy chè...
 
Theo đó, tất cả các sản phẩm của HTX khi sản xuất và cung cấp đến người tiêu dùng đều bảo đảm an toàn và đạt chất lượng cao nhất.
 
Anh Trần Văn Trường - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX chè xanh CLC Bảo Hưng cho biết: "Vào thời điểm chính vụ, HTX sản xuất gần 2 tấn chè tươi mỗi ngày, cung cấp ra thị trường khoảng 4 tạ chè khô thành phẩm, tạo việc làm cho nhiều lao động. Đây chính là kết quả của sự liên kết của các hộ thành viên trồng chè và sự nỗ lực không ngừng của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu sạch gắn với sản xuất, chế biến”.

Từ những kết quả bước đầu đạt được, cho thấy chủ trương chuyển đổi, thay thế giống chè trung du già cỗi bằng các giống chè mới của xã Bảo Hưng là hoàn toàn đúng đắn, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và hướng tới làm giàu từ cây chè cho nhiều hộ dân.
 
Để phấn đấu hình thành vùng sản xuất chè xanh an toàn có uy tín, thời gian tới, xã Bảo Hưng tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng rộng rãi quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn quốc tế khác để nâng cao chất lượng sản phẩm chè; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm đúng quy trình, quy định; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kế hoạch quảng bá sản phẩm chè; tạo mối liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất chè búp tươi với cơ sở chế biến. Theo đó, năm 2018 này, xã Bảo Hưng phấn đấu đạt sản lượng chè búp tươi 1.640 tấn.

Hồng Oanh

Các tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên.

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024 (VBF 2024), với chủ đề "Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh”.

Dự án

Trong nhiều năm qua, tỉnh Yên Bái đã tích cực huy động và thúc đẩy giải ngân các dự án phát triển kinh tế - xã hội sử dụng vốn vay nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Cầu Móng Sến (Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai) dẫn vào trạm thu phí BOT Sa Pa. Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

UBND tỉnh Lào Cai quyết định tạm dừng thu phí cả hai chiều đối với dự án xây dựng đường nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa, từ ngày 14/3 đến ngày 10/4.

Nhà máy chế biến kén tằm của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đi vào hoạt động đã thu mua toàn bộ lượng kén tằm trong huyện với giá ổn định.

Liên kết sản xuất chính là "chìa khóa" giúp xây dựng, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bảo đảm hài hòa, ổn định lợi ích của các chủ thể tham gia. Do vậy, để bảo đảm các chuỗi liên kết hoạt động hiệu quả, tránh “đứt gãy”, tỉnh Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục