Trấn Yên phát triển nền nông nghiệp hàng hóa

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/7/2018 | 1:48:30 PM

YBĐT - Bằng những định hướng, cơ chế chính sách phù hợp, nhất là sau hơn hai năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và triển khai các chính sách hỗ trợ, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp ở Trấn Yên đã tạo được những bước đột phá mạnh mẽ.

Vùng dâu tằm được phát triển mạnh tại xã Tân Đồng.
Vùng dâu tằm được phát triển mạnh tại xã Tân Đồng.

Từ một địa phương có nền sản xuất manh mún, nay đã và đang hình thành vùng sản xuất hàng hóa, chuyên canh mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, XDNTM.

Bà Triệu Thị Bích Liệu - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Trong hai năm gần đây, Trấn Yên đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu, đạt hiệu quả rõ nét, tạo được mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm, dần hình thành chuỗi liên kết giá trị theo hướng hàng hóa bền vững”.
 
Kết quả đạt được trên lĩnh vực khá toàn diện, các chỉ tiêu chủ yếu đã cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra. Trong đó, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2018 đạt 542 tỷ đồng, năm 2018 ước đạt 1.100 tỷ đồng, bằng 91,7% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, bình quân trong 3 năm tăng 4,03%/năm”.
 
Hàng năm, huyện ổn định diện tích gieo trồng cây lương thực trên 6.200 ha/năm, sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 29.050 tấn; diện tích cây lấy củ có bột gieo trồng đạt từ 1.100 ha - 1.200 ha, sản lượng đạt trên 16.800 tấn; các loại cây rau đậu, cây ngắn ngày được bố trí diện tích gieo trồng hợp lý, đầu tư thâm canh, xen canh tăng vụ, diện tích gieo trồng bình quân trên 1.200 ha, sản lượng ước đạt trên 14.000 tấn, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và chăn nuôi. Huyện cũng đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng diện tích trồng dâu, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi tằm, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững.
 
Hiện, toàn huyện đã trồng được hơn 344ha dâu, sản lượng kén tằm năm 2017 đạt hơn 400 tấn, dự ước 2018 đạt trên 420 tấn. Giá trị thu được từ nghề trồng dâu, nuôi tằm hàng năm đạt hơn 50 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc đã và đang xúc tiến đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, triển khai việc hỗ trợ phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm, chế biến kén tằm, đảm bảo bao tiêu sản phẩm kén tằm cho nhân dân.
 
Bên cạnh đó, huyện cũng đã hình thành và mở rộng phát triển vùng cây ăn quả có múi khá hiệu quả. Toàn huyện đã có hơn 717 ha cây ăn quả có múi, nhiều địa phương như: Hồng Ca, Minh Tiến, Hưng Thịnh, Hưng Khánh... cây ăn quả có múi đã dần trở thành cây mũi nhọn, mỗi năm thu về hàng chục tỷ đồng. 

Lĩnh vực chăn nuôi có bước đột phá mạnh mẽ, nhất là chăn nuôi theo trang trại, gia trại và liên kết các nhóm hộ theo hướng hàng hóa và thị trường.
 
Hiện tại, toàn huyện có 447 cơ sở chăn nuôi hàng hóa (39 cơ sở chăn nuôi trâu bò; 144 cơ sở chăn nuôi lợn thịt; 39 cơ sở chăn nuôi lợn nái; 48 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp lợn thịt và lợn nái; 159 cơ sở chăn nuôi gà; 18 cơ sở chăn nuôi thỏ), đàn gia súc, gia cầm đạt trên triệu con, tăng bình quân 14,4%/năm.
 
Hiệu quả và bền vững nhất phải nói đến sản xuất vùng tre măng Bát độ, vùng nguyên liệu quế. Cây tre măng Bát độ tiếp tục được mở rộng diện tích, hiện đã đạt 2.976 ha. Sản lượng măng tươi năm 2017 đạt 36.200 tấn, dự ước năm 2018 đạt 36.500 tấn, tăng 17.000 tấn so với năm 2015. Vùng nguyên liệu quế có gần 15.000 ha, sản lượng khai thác hàng năm hơn 3.000 tấn quế vỏ tươi.
 
Hiện nay, đã có 3 hợp tác xã liên kết với người dân thu mua nguyên liệu, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế, trong đó Hợp tác xã Quế Hồi tại xã Đào Thịnh thực hiện quy trình sản xuất quế hữu cơ để xuất khẩu.

Phát huy những thành quả đã đạt được, Trấn Yên tiếp tục phát triển mở rộng diện tích trồng tre măng Bát độ, dâu tằm, quế, cây ăn quả có múi cũng như phát triển chăn nuôi gắn với việc thu hút, tìm kiếm các doanh nghiệp, phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác để liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; thực hiện hiệu quả công tác dồn điền đổi thửa kết hợp với quy hoạch vùng sản xuất cho phù hợp với phát triển hàng hóa và thị trường. Huyện phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất nông nghiệp (giá so sánh 2010) đạt trên 1.200 tỷ đồng.

Ngọc Trúc

Các tin khác
Công ty Thủy điện Văn Chấn cũng đang huy động máy xúc để sửa chữa đường giao thông vào đập nhà máy.

YBĐT - Mưa lũ vừa qua đã làm sạt lở hàng nghìn mét khối đất đá, gây chia cắt, hư hại nghiêm trọng các tuyến giao thông trọng điểm đi 2 xã Suối Quyền và An Lương của huyện Văn Chấn. Để công tác cứu hộ, cứu nạn được thuận lợi, đảm bảo đời sống sinh hoạt của nhân dân, huyện Văn Chấn đã huy động tổng lực máy móc, nhân lực đẩy nhanh tiến độ nạo vét, khai thông tuyến đường.

Trang trại chăn nuôi gà của gia đình anh Nguyễn Tiến Sơn, xã Minh Quán cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

YBĐT - Khi các chủ trang trại, nông dân ở các địa phương khác trong tỉnh vẫn loay hoay chưa tìm được lời giải cho phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng thì một số hộ dân ở Nga Quán, Minh Quán, huyện Trấn Yên đã liên kết nhau lại chăn nuôi với số lượng lớn, cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. 

Lãnh đạo xã Đại Phác cùng nông dân kiểm tra diện tích ngô ảnh hưởng do ngập lụt.

YBĐT - An Thịnh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất của đợt mưa lũ vừa qua trên địa bàn huyện Văn Yên. 

Công nhân Điện lực Yên Bái xử lý sự cố đường dây tải điện trong vùng bị thiệt hại do mưa lũ.

YBĐT - Trong những ngày này, cùng với các cấp, các ngành của tỉnh, Công ty Điện lực Yên Bái (ĐLYB) đang dồn sức, gồng mình khắc phục hậu quả do hoàn lưu của cơn bão số 3 gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục