Văn Chấn cơ cấu lại ngành chè

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/8/2018 | 8:00:31 AM

YBĐT - Huyện Văn Chấn có diện tích chè lớn nhất tỉnh với trên 4.600 ha; trong đó, diện tích chè lai 2.200 ha, chè trung du 1.100 ha, chè shan 1.300 ha. Để nâng cao năng suất, chất lượng vùng chè, những năm qua, huyện đã chú trọng cải tạo, thay thế giống chè cũ bằng các giống chè mới.

Nông dân huyện Văn Chấn thu hái chè.
Nông dân huyện Văn Chấn thu hái chè.

Từ năm 2011 đến nay, đã tiến hành trồng mới, trồng cải tạo được trên 2.160 ha. Trong đó, ở các xã, thị trấn vùng thấp đã trồng cải tạo được 1.705 ha bằng giống chè lai LDP2; trồng mới và cải tạo được 455 ha bằng giống chè shan ở các xã vùng cao và thượng huyện.
 
Nhờ đẩy mạnh trồng, cải tạo chè, đến nay Văn Chấn đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu chè tập trung có diện tích từ 20 - 30 ha cho năng suất cao đạt 20 - 25 tấn/ha, tập trung ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, thị trấn Nông trường Liên Sơn, xã Sơn Thịnh, góp phần tạo nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng cho các cơ sở chế biến chè với tổng sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 45.000 tấn.
 
Bên cạnh cải tạo vùng chè, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã áp dụng kỹ thuật thâm canh, biện pháp phòng trừ sâu bệnh tiên tiến, nhân rộng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2017, trên địa bàn huyện có 2.000 ha với 143 tổ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
 
Thông qua việc định hướng cho người trồng chè tiếp cận quy trình và các tiêu chí của việc sản xuất chè VietGAP, đã giúp người dân có thay đổi nhận thức trong chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm chè búp tươi, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chè. Năm 2017, sản phẩm chè chế biến của huyện đạt 17.629 tấn; trong đó, chè đen đạt 15.369 tấn, chè xanh 22.260 tấn, giá trị trên 550 tỷ đồng.
 
Tuy nhiên, hiện nay sản xuất, kinh doanh chè ở Văn Chấn cũng như nhiều địa phương trong tỉnh gặp không ít khó khăn, tồn tại như: năng suất chè còn thấp; lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật còn khá phổ biến; sự liên kết sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp còn lỏng lẻo. Sản phẩm chè được tiêu thụ hết nhưng chủ yếu là sản phẩm thô nên thiếu sức cạnh tranh.
 
Đối với các đơn vị quốc doanh, thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ yếu thông qua Tổng Công ty chè Việt Nam; đối với đơn vị ngoài quốc doanh, sản phẩm chè chủ yếu được bán lại cho các công ty để chế biến thành chè thành phẩm. Cùng đó, các doanh nghiệp chế biến chè thường gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào.
 
Theo ông Nông Ích Chấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn: huyện luôn xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần lớn trong xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống người dân và đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.
 
Từ nay đến năm 2020, huyện sẽ triển khai nhiều giải pháp nhằm tái cơ cấu ngành chè theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững các mối quan hệ giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện có hiệu quả đề án phát triển chè shan vùng cao; tiếp tục trồng cải tạo chè ở vùng thấp để hình thành vùng sản xuất tập trung; tăng cường áp dụng và mở rộng diện tích chè VietGAP, chè hữu cơ. Huyện cũng sắp xếp và tổ chức lại sản xuất chế biến chè theo quy hoạch vùng nguyên liệu, lấy đổi mới thiết bị làm khâu đột phá, áp dụng công nghệ tiên tiến vào chế biến.
 
Hàng năm, tiến hành rà soát, sắp xếp các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu; phấn đấu đến năm 2020 có 70% cơ sở chế biến xây dựng liên kết với vùng nguyên liệu; 30% cơ sở ký kết hợp đồng xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo cho nhà máy hoạt động; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị; chấn chỉnh tình trạng phát triển các cơ sở chế biến chè không đảm bảo yêu cầu về công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với những giải pháp trên, Văn Chấn phấn đấu đến năm 2020, giữ ổn định vùng chè 4.500 ha, với cơ cấu 30% là giống chè shan tuyết ở các xã vùng cao và thượng huyện; 70% là giống chè lai, chè nhập nội, đưa năng suất chè búp tươi bình quân đạt 10 tấn/ha, sản lượng đạt 45.000 tấn.

Văn Thông

Các tin khác
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn từ 16,21 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng giảm loạn xạ, rơi xuống 85,5 triệu đồng/lượng chiều hôm qua rồi đột ngột tăng thêm 2 triệu đồng/lượng trong sáng nay 7-5, lên 87,5 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Giá vàng thế giới hôm nay (7/5) bật tăng mạnh mẽ trước sự suy yếu của đồng USD. Trong nước, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/lượng, giao dịch quanh 73,35 triệu đồng/lượng mua vào và 75,05 triệu đồng/lượng bán ra; còn vàng miếng SJC được điều chỉnh tăng hơn 0,5 triệu đồng/lượng, leo lên mốc cao mới 86,5 triệu đồng/lượng.

100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục