Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng vì mục tiêu giảm nghèo

  • Cập nhật: Thứ sáu, 17/8/2018 | 8:00:17 AM

YBĐT - Hiện tại, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Văn Yên đang triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng ưu đãi.

Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên làm thủ tục cho các hộ dân xã An Bình vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên làm thủ tục cho các hộ dân xã An Bình vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Được thành lập từ năm 2003, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Văn Yên nhanh chóng ổn định tổ chức về cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xóa đói giảm nghèo.

Những ngày đầu đi vào hoạt động, Phòng Giao dịch tiếp nhận số tiền trên 25 tỷ đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện với dư nợ của 3 chương trình tín dụng gồm: chương trình cho vay hộ nghèo; chương trình cho vay từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm.

Để có được kết quả trên, Phòng Giao dịch đã chuyển tải nguồn vốn các chương trình tín dụng đúng đối tượng được thụ hưởng, ký kết với 4 tổ chức chính trị xã hội phối hợp thực hiện ủy thác gồm: Hội Nông dân 110 tổ tiết kiệm vay vốn, số tiền trên 123 tỷ đồng; Hội Phụ nữ 142 tổ tiết kiệm vay vốn, số tiền gần 158 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh 77 tổ tiết kiệm vay vốn, số tiền trên 91 tỷ đồng và Đoàn Thanh niên 46 tổ tiết kiệm vay vốn, số tiền trên 59 tỷ đồng. Do phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội nhận ủy thác, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, nên tình trạng nợ quá hạn chỉ chiếm tỷ lệ 0,05%.
 
Ông Hoàng Ngọc Giang – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện cho biết: "Sau hơn 16 năm hoạt động với biết bao khó khăn vất vả, nhưng tập thể luôn đoàn kết vì mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng và hỗ trợ tối đa cho người nghèo. Hiện nay, đối với địa bàn huyện Văn Yên, công tác dư nợ còn khiêm tốn, nhưng từ đồng vốn vay chính sách đã giúp cho các hộ đầu tư vào việc mua trâu, bò, lợn, gà, trồng rừng, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… góp phần để hàng năm huyện giảm trên 4% hộ nghèo.
 
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục thực hiện phương châm "Tăng cường dư nợ phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng”, triển khai nhiều biện pháp xử lý các khoản nợ xấu, từ đây, tạo lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nước vào hoạt động của NHCSXH về công tác xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội”.

Hiện tại, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Văn Yên đang triển khai thực hiện 12 chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó chỉ tính riêng 7 tháng năm 2018, tổng doanh số cho vay đạt trên 63 tỷ đồng, gồm: hộ nghèo đầu tư vào sản xuất, kinh doanh 717 hộ, số tiền gần 27 tỷ đồng; hộ cận nghèo đầu tư sản xuất, kinh doanh 392 hộ, số tiền trên 15 tỷ đồng; chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đầu tư vào sản xuất, kinh doanh với 79 hộ, số tiền gần 3 tỷ đồng; chương trình vay nước sạch vệ sinh môi trường 453 hộ, số tiền trên 5,2 tỷ đồng; đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đầu tư vào sản xuất 45 hộ, số tiền 1,4 tỷ đồng; cho vay hỗ trợ người nghèo làm nhà ở 24 hộ, số tiền 600 triệu đồng…
 
Để đồng vốn đến tay người vay vốn được thuận tiện, Phòng Giao dịch đã mở điểm giao dịch cố định hàng tháng ở 27/27 xã, thị trấn trong toàn huyện, góp phần giảm chi phí đi lại cho người dân. Mô hình hoạt động  đã thể hiện tốt chủ trương xã hội hóa, công khai dân chủ trong việc thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác vì mục tiêu giảm nghèo.

Thái Hưng

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Từ nay đến cuối năm, huyện Văn Yên sẽ thành lập 2 hợp tác xã, 4 tổ hợp tác để hình thành 2 chuỗi liên kết sản xuất trồng dâu nuôi tằm tại 3 xã; xây dựng kế hoạch phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch trải nghiệm sinh thái về dâu tằm tại các địa phương có lợi thế.

Giá vàng miếng SJC tăng mạnh sau phiên đấu thầu vàng.

Sau hơn 3 tiếng giao dịch buổi sáng, giá vàng SJC bật tăng lên mốc 85 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tăng mạnh hơn sau khi Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng lần 1.

Người dân xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái sản xuất miến đao

Phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) đang là hướng đi hiệu quả, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt nông thôn. Nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Yên Bái được duy trì, phát triển, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cùng đoàn công tác thăm Nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Yên Bái đóng tại thôn Làng Qua, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên.

Trong 3 năm qua (từ 2021 – 2023), tỉnh Yên Bái đã thu hút được 20 dự án vào lĩnh vực chế biến nông lâm, thủy sản với tổng vốn đầu tư hơn 1.800 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục