Yên Bái: Cây ăn quả có múi khẳng định vị thế

  • Cập nhật: Thứ ba, 28/8/2018 | 8:08:03 AM

YBĐT - Cây ăn quả có múi đang dần khẳng định được vị thế trong sản xuất và được tỉnh Yên Bái xác định là nhóm cây trồng chủ lực của nông nghiệp hàng hóa nên đã triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ để phát triển cây ăn quả có múi theo hướng an toàn, bền vững.

Bưởi Đại Minh rất được thị trường ưa chuộng hàng năm mang về nguồn thu nhập cao cho người trồng bưởi.
Bưởi Đại Minh rất được thị trường ưa chuộng hàng năm mang về nguồn thu nhập cao cho người trồng bưởi.

Năm 2016, triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh đã ban hành Đề án "Phát triển cây ăn quả giai đoạn 2016 - 2020" với mục tiêu khai thác tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, phát triển vùng cây ăn quả có múi với quy mô đủ lớn, có sản phẩm hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Đề án đề ra mục tiêu đến năm 2020, hình thành các vùng trồng cây ăn quả có múi trên 4.000 ha, nâng tổng diện tích cây ăn quả của tỉnh lên trên 9.000 ha. Tổng giá trị cây ăn quả các loại phấn đấu đạt trên 300 tỷ đồng/năm. 

Để đạt được mục tiêu, thời gian qua, các nhóm giải pháp căn cơ đã được ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các địa phương và cơ quan chuyên môn của tỉnh tích cực triển khai thực hiện.
 
Cụ thể, về giống, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất giống, duy trì và bảo tồn cây ăn quả đầu dòng đã được tuyển chọn, tạo cây sạch bệnh trong nhà lưới. Về sản xuất, áp dụng quy trình trồng mới, trồng cải tạo và các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng quả, đáp ứng yêu cầu thị trường.
 
Về xúc tiến thương mại, chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm ngay tại các chợ đầu mối nông sản, tham gia các hội chợ về cây ăn quả, tham gia vào hệ thống phân phối tại các thành phố lớn; vận động nông dân liên kết thành lập các tổ hợp tác để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh...
 
Ngoài ra, ngành chức năng của tỉnh cũng triển khai thực hiện các đề tài khoa học để tạo giống cây ăn quả có chất lượng tốt, ít hạt hoặc không hạt, chống chịu sâu bệnh và bảo tồn nguồn gen cây ăn quả; xây dựng các mô hình trang trại và lựa chọn một số trang trại trồng và thâm canh cây ăn quả theo quy trình VietGAP...
 
Từ sự nỗ lực của các cấp, các ngành cùng sự tham gia tích cực của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, đến nay, diện tích và năng suất cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã không ngừng được nâng lên, dần dần đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và khẳng định được chất lượng qua từng sản phẩm.
 
Nếu như năm 2013, toàn tỉnh mới có trên 1.000 ha cây ăn quả có múi cho sản lượng hơn 4.200 tấn quả thì đến cuối năm 2017, diện tích cây ăn quả đã tăng lên trên 3.500 ha; trung bình năng suất đạt trên 87,2 tạ/ha (cao hơn 33 tạ/ha so với năm 2014). Về lợi nhuận, theo tính toán của người dân và ngành nông nghiệp, hiệu quả trồng cây ăn quả có múi cao hơn nhiều lần so với các cây trồng khác.
 
Điển hình đối với 1 ha bưởi ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình bắt đầu từ năm thứ 5 trở đi bình quân đạt lợi nhuận trên 150 triệu đồng/ha/năm; đến năm thứ 10 đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm. Năm 2017, xã Đại Minh đã thu được trên 42 tỷ đồng tiền bưởi. 

Hiện, toàn tỉnh đã có 3 huyện đề xuất tạo lập và quản lý nhãn hiệu gồm: huyện Văn Chấn với nhãn hiệu tập thể "Cam Văn Chấn", huyện Yên Bình với nhãn hiệu chứng nhận "Bưởi Đại Minh"; huyện Lục Yên với nhãn hiệu tập thể "Cam Lục Yên". Các sản phẩm cây ăn quả có múi này không chỉ tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường mà còn là cơ sở, tiền đề để kinh tế của các địa phương có bước phát triển vượt bậc.

Hồng Oanh - Thanh Huyền

Các tin khác
Công trình trụ sở UBND xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên mới hoàn thành và đưa vào sử dụng.

YBĐT - Năm 2018, từ nguồn vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương huyện Lục Yên đã triển khai thực hiện được trên 100 công trình với tổng kinh phí hơn 66 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đá Cẩm Thạch R.K Việt Nam là doanh nghiệp FDI có 100% vốn Ấn Độ, sản xuất, kinh doanh hiệu quả tại thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

YBĐT - Phát huy những thành quả đạt được năm 2017, trong 7 tháng của năm 2018, tình hình phát triển kinh tế- xã hội của huyện Lục Yên vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong đó sản xuất nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN) và thương mại, dịch vụ là những lĩnh vực chủ chốt có nhiều khởi sắc.

NHNN yêu cầu rà soát quy trình thanh toán thẻ, phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản số 6296/NHNN-CNTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ.

YBĐT - UBND tỉnh đã có những chỉ đạo và giải pháp quyết liệt, đồng bộ; trong đó, đối với các công trình đang thi công cần tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, giải quyết dứt điểm các tồn tại trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục