Bổ sung tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài-Lào Cai vào quy hoạch

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/9/2018 | 8:42:39 AM

YênBái - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chấp thuận đề xuất điều chỉnh, bổ sung tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài- Lào Cai vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai.
Phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái thực hiện việc bổ sung quy hoạch tuyến đường theo trình tự, thủ tục đúng quy định hiện hành.

Theo kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải, tuyến đường trên có điểm đầu tại nút giao IC.14 của tuyến cao tốc Nội Bài-Lào Cai, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái; điểm cuối tại vị trí giao với quốc lộ 32 tại Km209+500 (Quốc lộ 32), thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Từ điểm đầu tuyến (nút giao IC.14), tuyến đi cơ bản bám theo tuyến đường tỉnh 175 (ĐT.175) qua các xã Mỏ Vàng, Đại Sơn của huyện Văn Yên và các xã An Lương, Sơn Lương, Suối Quyền của huyện Văn Chấn, đến cuối tuyến tại vị trí giao với quốc lộ 32 tại Km209+500, thị trấn Liên Sơn, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 52km.

Trước đó, ngày 1/8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 949/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó đã chấp thuận đầu tư xây dựng tuyến nối Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, với cao tốc Nội Bài- Lào Cai (tuyến 2) và giao Bộ Giao thông Vận tải triển khai các thủ tục đưa tuyến đường vào hệ thống đường quốc lộ sau khi thực hiện đầu tư.

Việc bổ sung quy hoạch tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài- Lào Cai và triển khai nâng cấp sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai; kết hợp với các tuyến đường địa phương tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh trong khu vực.

Việc bổ sung này còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội thị xã Nghĩa Lộ, các huyện Mù Căng Chải, Văn Yên, Văn Chấn nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung; đồng thời, làm cơ sở để phê duyệt đầu tư dự án và triển khai thực hiện đầu tư, sớm đưa tuyến đường vào khai thác.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Nhân dân bản Hua Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải phát triển chăn nuôi lợn theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Là huyện vùng cao, đời sống kinh tế của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế về nhân lực, phụ phẩm nông nghiệp, điều kiện tự nhiên có nhiều diện tích đất rừng thích hợp cho chăn thả gia súc nên chăn nuôi gia súc từ lâu đã trở thành thế mạnh của người dân huyện Mù Cang Chải.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng rừng.

Năm 2024, toàn huyện Văn Chấn phấn đấu trồng rừng mới 3.100ha, đến nay đã trồng đạt 2.370,2 ha, bằng 74,6% kế hoạch.

Sử dụng né gỗ ô vuông trong ươm kén mang lại hiệu quả cao cho hộ ông Cao Tiến Xuân.

Giữa tháng 4, hộ ông Cao Tiến Xuân ở thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đang nuôi lứa tằm thứ ba của vụ xuân hè này. Ông Xuân cho biết, 2 lứa trước, mỗi lứa nhà ông thu được 40 kg kén. Sản phẩm kén được người cung ứng tằm giống thu mua với mức giá 160.000 đồng/kg.

Lãnh đạo huyện Văn Yên kiểm tra vùng trồng dâu nuôi tằm.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, đặc biệt giúp xây dựng thành công huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2024 theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra, ngay từ đầu năm, Văn Yên đề ra nhiều giải pháp cụ thể để cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục